Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.
“Ở sân bay người ta chứng kiến nhiều nụ hôn chân thành hơn ở lễ đường. Sau bức tường bệnh viện người ta được nghe nhiều lời cầu nguyện hơn ở nhà thờ”, tôi đã nghe câu nói này từ lâu nhưng phải đến khi ngồi suốt đêm ở bệnh viện, bên giường bệnh của người thân mới hiểu hết ý nghĩa của nó.
Bệnh viện, nơi mà người ta hay nghĩ đến ngay những toa thuốc, những ca phẫu thuật, những chiếc giường bệnh trắng xóa... nhưng với tôi đó là nơi chứng kiến những yêu thương chân thành nhất, những khoảnh khắc xót xa nhất và cả những tiếc nuối không thể nào bù đắp được.
Ở bệnh viện, tôi đã thấy một cô gái trẻ ngồi bên giường bệnh của mẹ với đôi mắt sưng đỏ vì nhiều đêm thức trắng. Tay cô nắm chặt đôi bàn tay gầy guộc, cứ như sợ chỉ cần nơi lỏng một chút thôi bàn tay ấy sẽ rời xa mình mãi mãi. Cô cúi xuống, ghé sát tai mẹ, giọng run run: “Mẹ ơi... con cứ nghĩ mình còn nhiều thời gian. Con chưa kịp đưa mẹ đi du lịch, chưa kịp nói với mẹ rằng con thương mẹ biết bao nhiêu... vậy mà. Mẹ ơi... mẹ ơi!”. Người mẹ im lặng. Trong căn phòng chỉ có tiếng máy đo nhịp tim kêu từng tiếng đều đều.
Tôi thấy một người đàn ông trung niên đứng lặng bên cha mình, run rẩy cầm chiếc khăn nhỏ lau gương mặt già nua trên giường. Cả một đời ông ấy là người mạnh mẽ, nhưng lúc này vai ông không ngừng run lên. Ông không nói gì, chỉ có nước mắt trên mặt lặng lẽ rơi. Chắc có lẽ ông đang nhủ thầm: “Giá như con có thể thay cha gánh một phần đau đớn này. Giá như con có thể quay ngược thời gian...”.

Ở bệnh viện tôi thấy người ta ôm nhau chặt hơn, nắm tay lâu hơn và gọi nhau bằng những câu từ dịu dàng hơn. Tôi cũng thấy chính mình trong đó...
Bao năm qua tôi cứ mải mê chạy theo công việc, những mục tiêu, những ước mơ riêng của mình. Tôi vẫn luôn tin rằng mình còn thời gian, rằng một ngày nào đó khi tôi ổn định hơn, rảnh rang hơn tôi sẽ dành thời gian cho mẹ nhiều hơn.
Nhưng hóa ra thời gian chẳng chờ đợi ai cả. Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người. Cái gọi là “bận quá” cũng chỉ là cái cớ để trì hoãn những điều quan trọng.
Tôi đã ước gì mình đã về nhà sớm hơn, dành nhiều thời gian hơn cho mẹ. Tôi đã ước gì mình không trả lời mẹ bằng những câu hời hợt "Dạ, con biết rồi" mà thực sự ngồi xuống, lắng nghe, tâm sự với mẹ. Tôi đã ước gì mình không phớt lờ những cuộc điện thoại "Con nhớ giữ sức khỏe nhé" để rồi đến khi đứng trước giường bệnh, tôi mới nhận ra người cần giữ sức khỏe thật sự là họ, chứ không phải là tôi.
Hóa ra, người ta chỉ nhận ra điều gì quan trọng nhất khi đã quá muộn màng.
Tôi không viết những dòng này để khuyên ai phải làm gì. Tôi chỉ muốn chia sẻ một điều: Nếu hôm nay bạn còn có thể gọi điện cho cha mẹ, xin hãy gọi nhiều hơn. Nếu bạn còn có thể trở về nhà, hãy về nhà với cha mẹ nhiều hơn. Nếu bạn còn có thể ngồi bên mâm cơm với gia đình, xin hãy gác công việc xuống, gác cái tôi của mình xuống, lắng nghe họ nhiều hơn.
Vì một ngày nào đó, bạn sẽ nhận ra, điều đáng sợ nhất không phải là mất đi ai đó – mà là nhận ra mình đã có cơ hội để yêu thương nhưng lại không làm...
Tin liên quan
Người xưa rất coi trọng phong thủy nhà ở, vì thế đã khuyên hậu thế đặt 5 vật này ở cửa ra vào để đón bình an, phú quý. Đó là những thứ gì?
Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.