Người khôn ngoan phải biết kiềm chế 3 loại tâm tính này, nếu không sẽ rước họa vào thân, muôn đời khổ
Người khôn ngoan phải biết kiểm soát tâm tính của bản thân, phát huy những cái tốt và kiềm chế những cái xấu. Dưới đây là 3 loại tâm tính, nếu không biết kiềm chế cuộc đời khó mà tươi sáng được!

1. Người khôn ngoan phải biết kiềm chế sự kiêu ngạo
Ngạo mạn là một trở ngại rất lớn đối với con người, mà nguồn cơn của nó đến từ sự so bì, phân biệt. Chính sự so sánh bản thân với người khác đã tạo nên sự ngạo mạn trong nội tâm của mỗi người.
Những người có tính kiêu ngạo đi đến đâu cũng muốn được người khác công nhận và tán thưởng. Họ thường phớt lờ thành quả, sự nỗ lực của người khác. Càng không muốn tiếp thu ý kiến của những người xung quanh, mà chỉ tập trung vào bản thân mình. Bởi họ không thể chấp nhận được chuyện người khác giỏi hơn mình.

Có một câu nói như thế này: “Kiêu ngạo tự mãn là một trong những cái bẫy đáng sợ nhất của con người. Hơn nữa, cái bẫy này còn là do chính chúng ta tạo nên”.
Người có tính kiêu ngạo sẽ không nhìn thấy khuyết điểm của bản thân. Vì thế, họ bỏ qua cơ hội hoàn thiện chính mình. Chính điều này khiến họ thường rơi vào cái bẫy tự hủy hoại mà không hề hay biết. Cho đến khi thất bại thảm hại thì họ mới chợt tỉnh ngộ, nhưng lúc đấy mọi chuyện đã quá muộn rồi.
Làm người, nhiều lúc chúng ta cần phải đặt cái tôi của mình xuống để nhìn nhận mọi việc ở nhiều góc độ khác nhau. Có như vậy, chúng ta mới tiết chế được tính kiêu ngạo của chính mình.
2. Người khôn ngoan phải biết kiềm chế sự tham lam
Người xưa có câu: “Lòng tham giống như lửa, nếu không được kiềm chế sẽ thiêu rụi cả thảo nguyên. Dục vọng tựa như nước, nếu không kiểm soát được sẽ dâng lên cuồn cuộn, phát hủy mọi thứ”.
Việc con người chạy theo chữ “lợi” vốn không có gì sai, nhưng nếu quá tham lam, chạy theo chữ “lợi” không có điểm dừng thì lại đang làm hại chính mình. Lòng tham của con người là tài họa, nếu không kiểm soát được có thể khiến thân bại danh liệt, tài sản tiêu tan. Sống ở đời, càng tham lam lại càng dễ đánh mất chính mình. Bởi lòng tham có thể khiến con người ta lầm đường lạc lối, khó thể quay đầu.

Có câu: “Người chết vì tiền, chim chết vì thức ăn”. Vốn dĩ tiền bạc chỉ là vật ngoài thân, sinh không tự đến, chết cũng chẳng mang theo được. Nhưng con người ta vẫn cứ cố chấp, xem tiền bạc là mục đích sống cả đời.
Làm người, không nên quá tham lam những thứ không thuộc về mình. Thế giới này vốn dĩ rất công bằng, bạn lấy được bao nhiêu thì phải trả lại bấy nhiêu. Đừng để bản thân rơi vào cái bẫy của danh lợi tiền tài rồi bị nó nhấn chìm, vĩnh viễn không tìm ra lối thoát. Quá mức tham lam và toan tính sẽ khiến cuộc sống của chúng ta mệt mỏi. Người khôn ngoan cần biết đâu là điểm dừng, đâu là điều cần buông bỏ. Chỉ khi thản nhiên đối diện với tất cả, bạn mới cảm thấy an nhiên, tự tại được.
3. Người khôn ngoan phải biết kiềm chế sự ngang ngược
Người ngang ngược là đòi hỏi, hành động thái quá, trái với đạo lý luân thường. Những người như vậy rất ương bướng, ngang ngạnh, thích làm theo ý mình, bất chấp mọi lời khuyên răn của mọi người. Những người này luôn cho mình đúng và hay phủ nhận quan điểm, ý kiến của người khác. Vì thế, khiến cho những người tiếp xúc với họ luôn cảm thấy khó chịu và ức chế.

Con người sống ở đời cần phải có chính kiến của mình, nhưng nếu quá ngang ngược thì sẽ phản tác dụng. Lúc ấy, bạn như đang tự xây rào cản ngăn cản bản thân giao tiếp với thế giới, tự cô lập bản thân. Như vậy, bạn không thể tiến bộ và phát triển được.
Mỗi người đều có ưu khuyết điểm riêng của mình. Có thể điểm yếu của người này lại là điểm mạnh của người khác. Do đó, chỉ khi bạn nhận ra và vượt qua điểm yếu của bản thân thì bạn mới có thể đạt được sự thành công mà bản thân mong muốn.
Xem thêm: Người biết nắm bắt thời cuộc là người chiến thắng cuối cùng
Đọc thêm
Làm người lương thiện không chưa đủ, phải học làm người lương thiện khôn ngoan, có chừng mực. Bởi lương thiện quá đà, không biết tùy cơ ứng biến, không phải là lương thiện thực sự mà là đang dùng một phương thức khác đi cổ vũ và thành toàn cho cái ác.
Trương Phi là hổ tướng tiếng tăm lừng lẫy, giỏi dùng binh nhưng lại không khéo trong việc đối đã với người dưới trướng. Cuối cùng chỉ nhận về sự phản ứng kịch liệt.
Cách ứng xử khôn ngoan nhất chính là không dùng 3 giọng điệu này để bày tỏ ý kiến, biểu đạt cảm xúc của mình. Bởi ngữ khí tiêu cực sẽ khiến đối phương cảm thấy không được tôn trọng, từ đó phá hủy mối quan hệ, khiến đôi bên cùng khó xử.
Tin liên quan
Con người khi đối nhân xử thế nhất định phải ghi nhớ "tam bảo" đó là hòa khí, kiểm soát và tử tế. Hãy luôn tin rằng, hành động tốt đẹp của bạn ngày hôm nay, chính là phúc báo cho ngày mai.
Có nhiều người khi cuộc sống trở nên tốt hơn chút đã vội quên đi quá khứ, sống xa hoa phung phí, từ đó đánh mất phúc báo; cũng có người dù cuộc sống đầy đủ, nhưng luôn giữ tròn lễ nghĩa, tiết kiệm cả đời, làm cho ai cũng phải kính trọng, yêu mến.
Sống ở đời có vay có trả, luật Nhân quả không trừ một ai. Chớ vội mừng vì quả báo không đến, chỉ là nó chưa đến mà thôi. Hãy lắng nghe lời Phật dạy để tu tâm dưỡng tính, tránh được quả báo xấu trong đời.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.