Người chồng lầm lì – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ngẫm lại thì người chồng lầm lì của cô tuy không biết nói ngọt nhưng lại dùng bữa cơm nóng mỗi tối để thay cho tình cảm của mình. Thôi thì chồng cô yêu vợ ngầm, Thư tự an ủi và thấy mình hạnh phúc.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Thư trở về nhà sau 5 ngày đi công tác xa trên núi. Hai đứa trẻ thấy mẹ về chạy ra ngay, ôm vai bá cổ reo hò ầm ĩ. Thư thấy rõ bóng chồng trong bếp, nhưng anh không bước ra xem vợ thế nào.

Dù đã quen với cái tính lầm lì của chồng nhưng Thư vẫn thấy hụt hẫng trong lòng lắm. Mà có phải cô đi ăn chơi gì cho cam, chuyến đi này cô đã kể với chồng là vất vả lắm. Thư và mấy chị em đồng nghiệp áp tải một xe chở hàng toàn nhu yếu phẩm lên hỗ trợ bà con vùng cao. Năm hôm đi là năm hôm trời mưa to, đường trơn trượt, suy cơ sạt lở rất cao. May mà trời thương cho Thư và mấy chị em đi đến nơi về đến chốn. Tuy nhiên vì đi bộ đường núi nhiều mà chân Thư phồng rộp cả lên, toàn thân đau nhức, ê ẩm.

Trên đường về cô chỉ mong chồng ra đón, rồi quan tâm hỏi han xem cô thế nào. Nói thật, lắm lúc cái tính lầm lì, cư xử dửng dưng này của chồng khiến Thư ngờ vực hay là anh đã hết yêu cô rồi.

“Mẹ ơi, mẹ có mệt không ạ? Con bóp tay cho mẹ nhé!”, thằng cu Tít 5 tuổi rối rít hỏi mẹ.

“Không để chị! Mẹ ơi, để con xoa đầu cho mẹ đỡ mệt nhé!”, con bé Su thấy vậy cũng sà vào lòng mẹ.

Tình cảm của các con khiến Thư cảm động và thấy ấm lòng vô cùng. Đúng là cô lấy chồng chỉ lãi được hai bảo bối này.

nguoi-chong-lam-li-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Hồi yêu nhau, Thư biết rõ chồng mình khô khan, nhưng lấy rồi mới biết anh còn “khô” hơn nhiều. Thư không biết ở cơ quan thì anh sao chứ ở nhà chẳng bao giờ nói được với vợ một lời âu yếm. Sáng Thư dậy sớm đi chợ, mua đồ ăn cho cả nhà, thế mà lúc gọi anh xuống ăn sáng anh chỉ cộc lốc trả lời: “Anh không ăn, đang vội”, rồi dắt xe ra khỏi nhà như thể đang giận dỗi gì Thư. Rồi những lúc anh về muộn cũng chỉ nhắn tin báo cụt lủn “Anh về muộn”, chấm hết, chẳng giải thích gì thêm. Một tháng đôi lần, vợ chồng Thư đưa con về thăm ông bà ngoại, về đến nơi chồng bật ra đúng hai từ “ông bà” rồi ngồi lừ ra phòng khách xem tivi. Sau khi ăn cơm xong thì anh lại chào ông bà “Chúng con về”. Chứng kiến cảnh đó nhiều lần, lắm lúc mẹ Thư còn bảo: “Nó cứ lầm lì làm mẹ thấy cũng phát sợ. Thế này mà con cũng chịu được”.

Mẹ hỏi vậy nhưng Thư chẳng biết trả lời sao, chỉ cười trừ cho qua chuyện. Vợ chồng tự nguyện đến với nhau, rồi có con, đâu phải thích là ly hôn được. Thư chấp nhận tính chồng minh, nhưng nhiều lúc vẫn thấy buồn với chán lắm.

“Về rồi à”, lời chồng cắt đứt dòng suy nghĩ của Thư. Cuối cùng người chầm lầm lì của cô chịu mở miệng rồi đấy, Thư thầm nghĩ.

“Nhanh còn ăn cơm”, chồng nói. Nghe vậy Thư lại thấy bực, anh làm như cô ở cơ quan mới về chứ không phải đi công tác dài ngày. Thư dọn đồ xong thì xuống nhà ngồi ăn cơm. Ngồi vào bàn thì Thư thấy chồng đã xới cho cô bát cơm, bên cạnh là đôi đũa được xếp ngay ngắn. Bữa cơm cứ thế diễn ra, chẳng ai nói gì thêm với ai.

Đêm đó, Thư nằm bên chồng mà... nhớ về lời kể của mấy chị đồng nghiệp. Trong chuyến đi, chị nào cũng khoe chồng thế này thế nọ, âu yếm ngọt ngào. Thư lại nghĩ đến chồng mình. “Cứ bảo là không được so sánh nhưng rõ ràng chồng người ta... mới đúng là người chồng thực thụ mà”, Thư tự nhủ.

Gần đây thấy lâm râm đau bụng dưới, Thư không yên tâm nên qua viện kiểm tra. Qua siêu âm, bác sĩ nói cô có khối u xơ tử cung khá to, cần phẫu thuật để cắt bỏ. Thư về báo tin cho chồng để anh chuẩn bị tinh thần.

Khi tỉnh dậy, Thư thấy mình đã ở trong phòng hậu phẫu. Đêm đầu tiên ở viện, mẹ nhận trông cô vì bàn thương con, muốn tận tay chăm sóc con gái mới yên tâm. Tuy nhiên, 1 đêm không ngon giấc khiến bà mệt trông thấy. Thư sợ mẹ không trụ được lâu, nên bảo mẹ về nhà chăm 2 đứa nhỏ, còn để chồng vào chăm cô. Mẹ Thư hỏi: “Thằng Hoan nó lầm lì thế, liệu có ở trong phòng bà đẻ này được không?”. Thư cũng không biết thế nào… tới đâu thì tính tới đó vậy.

Rồi tối đó, cô thấy chồng xách túi đi vào, dù không nói gì nhưng cô đoán là anh định vào ở hẳn với vợ. Thư hỏi: “Anh xin nghỉ làm à”. Chồng cô đáp: “Ừ”. “Mấy ngày?”, Thư lại hỏi. “Không phải lo”, Hoan nói.

Thư chán chẳng thèm hỏi nữa, nằm quay vào tường, ấm ức nghĩ sao chồng không thể hỏi han cô lấy một câu như “em cảm thấy thế nào sau mổ?” hay là “em thích ăn gì”, “em có uống sữa không để anh pha” nhỉ.

Đến sáng, Thư thấy chồng bê về một bát cháo nóng. Anh gọi cô dậy, giục: “Dạy ăn cháo đi không nguội”. “Cháo gì vậy, sau mổ em phải kiêng nhiều thứ lắm, không ăn linh tinh được”. “Biết rồi, cháo thịt nạc bằm, bà đẻ vẫn ăn cái này nên người mổ u xơ cũng ăn được”, Hoan nói.

Thư cứ nghĩ là chồng cô sẽ không trụ được lâu vì anh ngại mấy cái việc “nhạy cảm” này. Hồi trước, Thư rủ chồng đi cùng cô chọn nội y ở siêu thị mà anh còn không đi vì cho rằng, đàn ông ai lại đi chọn đồ đó cho vợ. Ấy thế mà trong phòng hậu phẫu này, nhìn xung quanh toàn là các chị em “có vấn đề” nhưng chồng Thư vẫn cứ “hiên ngang” chăm vợ chu đáo. Anh tỉ mỉ xúc cho Thư ăn hết bát, khi thì phụ Thư lau người, chải tóc... việc gì cũng làm được mà còn làm rất tốt. Đến nỗi, mấy chị em trong phòng còn gọi anh là “người chồng của công chúng”.

Được mọi người khen chồng, tự nhiên, Thư lại thấy vui vui trong lòng. Rồi Thư tự ngẫm, họ nói vậy chắc cũng “trúng”. Ngẫm lại thì người chồng lầm lì của cô tuy không biết nói ngọt nhưng lại dùng bữa cơm nóng mỗi tối để thay cho tình cảm của mình. Anh không hỏi thăm Thư đi công tác có mệt không nhưng lúc Thư bước vào nhà tắm thì đã thấy có mùi tinh dầu quế thơm phức khiến cô khoan khoái, thư giãn rồi. Rồi lúc này đây, khi cô ốm đau, anh lại cắm cúi chăm cô thay cho những lời tình cảm, lãng mạn.

Thôi thì chồng cô yêu vợ ngầm, Thư tự an ủi và thấy mình hạnh phúc.

Xem thêm: Sự hy sinh đáng giá “10 triệu” – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

"Ông thương lắm, cháu thiệt thòi nhiều rồi. Cháu cô gắng lên nghe, rồi sẽ ổn thôi. Ông bà yêu cháu và chắt lắm!", nghe những lời ông nói mà nước mắt cô không ngừng chảy!

Thương đứa cháu thiệt thòi – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Lan nhìn theo bóng bố khuất sau cổng nhà mà nước mắt chảy dài. Mấy thứ quà quê ấy mua có đáng bao tiền, nhưng đối với Lan chúng thực sự vô giá.

Quà quê của bố mẹ - Câu chuyện nhân văn xúc động
0 Bình luận

Khi nghe con thú gái thú nhận vay tiền bên ngoài chị liền nghĩ: “Thôi thì trời không chịu đất thì đất phải chịu trời. Thôi xem như học phí cho sự trưởng thành của con!”.

Học phí cho sự trưởng thành – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Sống ở đời, có những sai lầm có thể vãn hồi được nhưng cũng có những sai lầm khiến chúng ta phải hối tiếc cả đời. 

Cổ nhân nói: Sống trí huệ với những 'đại kỵ' sau để tránh sai lầm lớn trong đời
0 Bình luận

Một người phụ nữ có nhiều phúc báo là người sở hữu nét mặt hiền lành, hòa ái, giản dị, biết lo tu thân dưỡng tính, vun vén gia đình... 

Cổ nhân nhìn người: Đàn bà có phúc lớn, làm nên sự hưng thịnh của gia đình đều có 3 điểm sáng trên thân
0 Bình luận

Tranh cãi với người khác là điều không nên. Vì vậy, cổ nhân dạy bước vào tuổi trung niên, không nên tranh cãi với 3 loại người này.

Cổ nhân dạy: Bước vào tuổi trung niên chớ nên tranh giành với 3 loại người này
0 Bình luận


Bài mới

Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 29 phút trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 giờ trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Đề xuất