Nghèo trong tâm hồn: Nhà nghèo chỉ nghèo một lúc, tâm nghèo thì nghèo cả đời
Nghèo trong tâm hồn so với nghèo về vật chất thì đáng để chúng ta cảnh giác hơn nhiều. Bởi nghèo vật chất có thể thông qua nỗ lực mà cải thiện, còn nghèo tâm hồn thì phải nỗ lực gấp bội lần mới có thể phất lên được.

Người nghèo trong tâm hồn là những người có thể không thua kém người khác quá nhiều về vật chất nhưng lại kém rất xa tầm nhìn và thói quen. Những người này thường có biểu hiện như sau:
Người nghèo trong tâm hồn: Coi thường người khác
Luôn có một số người thích coi thường người khác. Điển hình là khi họ yêu cầu ai một điều gì đó nhưng không được đáp ứng thì họ sẽ lập tức buông lời chua ngoa để đả kích đối phương.
Thưc ra, con người ai cũng vậy, khi gặp thứ mình muốn mà không có được thường sẽ cảm thấy nóng mắt và đố kỵ. Tuy nhiên, sự đố kỵ thái quá sẽ kéo bản thân người đó ngày càng sa vào vũng lầy, đồng thời khiến cho những người xung quanh bị tổn thương. Thậm chí, phúc khí của bản thân cũng bị hao tổn nghiêm trọng.

Vì thế, thay vì la hét áp đặt người khác làm theo ý mình thì hãy chuyên tâm vào mục tiêu của bản thân, làm tốt việc của mình, khiến cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn. Chỉ có như thế bạn mới sống một cuộc đời giàu có, hạnh phúc và an yên.
Người nghèo trong tâm hồn: Lừa lọc dối trá
So với những người nghèo vật chất thì những người nghèo trong tâm hồn lại càng đáng thương hơn. Sở dĩ họ đáng thương không phải vì họ nghèo mà vì họ mất đi nghị lực tiếu thủ, trở nên nhu nhược và ỷ lại vào người khác. Nên họ thường làm ra những hành động lọc lừa, dối trá, ngang ngược khiến người khác cảm thấy vô cùng chán ghét, không muốn kết thân.

Cổ nhân có câu “Nghèo hãy kiên trì, chớ oán trời xanh”. Kỳ thực, trong cuộc sống gặp chút khó khăn, trắc trở cũng chẳng có gì đáng xấu hổ. Nhưng nếu “nghèo” đến mức đánh mất lòng tự trọng, tự tôn của bản thân mình thì quả thật không thể cảm thông được. Người luôn cảm thấy cả thế giới có lỗi với họ thì mới thật sự là người khiến mọi người coi thường.
Người nghèo trong tâm hồn: Bi quan
Những người nghèo trong tâm hồn thường hay phàn nàn và dễ dàng bỏ cuộc. Họ có thói quen đổ lỗi cho thất bại của mình là do môi trường hoặc do người khác mà không biết rằng, cuộc sống vốn dĩ thất bại là chính bởi tâm thái này.
Vận mệnh của một người ra sao có quan hệ mật thiết với tâm thái của họ. Trong tâm lý học, đây được gọi là “hiệu ứng mỏ neo”, có nghĩa là những quan niệm mà người ta gieo trồng trong lòng sẽ giống như chiếc mỏ neo chìm xuống đáy biển, ảnh hưởng đến cuộc sống tương lai sau này.

Những người nghèo trong tâm sớm đã lấy sự bi quan làm nền cho cuộc sống. Nên một khi gặp chuyện họ sẽ không ngừng thở dài, trách móc, than vãn. Nhưng họ không biết rằng, trong tâm nghĩ gì thì miệng sẽ nói như thế, miệng nói gì thì thế giới sẽ cho họ cái như vậy!
Càng bi quan vận may càng ít. Càng than phiền chuyện bất lợi xui xẻo sẽ càng nhiều. Cuối cùng cuộc sống sẽ rơi vào vòng luẩn quẩn không có điểm dừng, nghèo vẫn hoàn nghèo mà thôi.
Người xưa từng nói “Nhà nghèo chỉ nghèo một lúc, tâm nghèo thì nghèo cả đời”. Nếu như chúng ta muốn có cuộc sống giàu có, trước hết phải tu một cái tâm giàu, thì cuộc sống mới có thể trôi qua một cách sung túc vui vẻ được.
Xem thêm: "Bữa tiệc đêm" - Câu chuyện nhân văn và bài học về tình người
Đọc thêm
Không chỉ kết hợp với Hoa hậu Thùy Tiên thực hiện các chiến dịch thiện nguyện, Quang Linh Vlog còn chung tay góp tiền cùng Lộc Fuho giúp đỡ người nghèo.
Phật dạy, để thoát nghèo thành công, trước tiên bạn cần chấp nhận thực tế "mình nghèo", sau đó lấy nó làm động lực để cố gắng vươn lên, tốt hơn mỗi ngày.
“Có tiền không tới 3 nơi, hết tiền không gần 2 người” – Câu nói này của cổ nhân như một lời cảnh báo, nếu biết cách chiêm nghiệm và tham khảo thì có thể tránh được những tai họa không đáng có.
Tin liên quan
Bệnh tật bủa vây, con cái còn nhỏ, anh Nhứt không có tiền tích trữ nên đành phải lết cái chân chẳng có sức đi bán vé số mong kiếm vài đồng cầm cự qua ngày...
4 năm qua, với quyết tâm muốn trả ơn đời, ông Hoàng Trung Kiên (46 tuổi, Cần Thơ) đã vận động quyên góp hơn 5 tỷ đồng giúp bệnh nhân nghèo.
2 lần nhường cơ hội kiếm tiền cho bạn, nhiều năm sau, cậu bé nghèo nhận được 1 khoản đầu tư, trở thành người mà cả thế giới biết đến. Vậy mới nói, lòng tốt trao đi thì không bao giờ lãng phí.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.