Mẹ muốn đi chơi tết – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tết năm rồi, chị em tôi được một phen hú vía khi ngay mùng 1 tết, ba mẹ đã cãi nhau om tỏi vì mẹ tôi muốn đi chơi tết...

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ba tôi là con trưởng của gia đình, cũng là trưởng họ. Tuy năm nay đã ngoài 80 tuổi, nhưng ba vẫn chưa trao lại trọng trách ấy cho đứa con nào. Thế là mẹ tôi dù đã ngoài 70 tuổi vẫn đảm nhiệm chức “dâu trưởng” nên bao mâm cúng kiếng, nhang khói trong mấy ngày tết đều một tay mẹ lo hết.

Tết năm rồi, ngay sau khi cúng cơm ông bà tổ tiên sáng mùng 1, nhận mừng tuổi của con cái dâu rể và lì xì các cháu xong, mẹ vô phòng thay bộ đầm, tay cầm túi xách, hào hứng thông báo với cả nhà: “Các con đứa nào rảnh thì ở chơi với ba, còn không thì đưa các cháu đi chơi tết, giờ mẹ phải đi đây!”.

Nghe vậy, ba tức tốc lên tiếng: “Bà đi đâu? Tết nhất không lo cúng kiếng, tiếp khách. Ở nhà, không đi đâu hết!”.

Nếu như mọi lần mẹ sẽ im lặng, cúi gầm mặt quay vào, không đi nữa. Sau đó có thể là chiến tranh lạnh 1-2 ngày, cùng lắm là 3 ngày với ba rồi thôi. Nhưng lần này mẹ lại hành xử khác, khiến cả nhà một phen hú vía.

me-muon-di-choi-tet-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Mẹ chậm rãi quay vào phòng khách, kêu ba và mọi người đến nói chuyện. Mọi người ngồi xuống xong xuôi, mẹ cất giọng run run vì xúc động: “Từ ngày tôi về làm vợ ông đến nay cũng đã hơn nửa thế kỷ, cũng là chừng ấy thời gian tôi không được về nhà ngoại ngày tết. Ông nói tôi là dâu trưởng, phải có trách nhiệm, tôi chấp nhận. Nhưng đến khi bá má 2 bên mất, ông vẫn không cho tôi ngoại lệ nào. Tết, anh hai cúng ba má, tôi cũng muốn qua nhà anh hai đốt cha ba má tôi nén nhang, nhưng bao năm qua tôi chỉ có thể mua trái cây, quà bánh gửi qua nhờ anh hai để bàn thờ cho ba má giúp. Tôi xin ông lập bàn thờ cho ba má tôi trong nhà để tôi tự thờ cúng thì ông không chịu với lý do đàn bà có chồng phải lo việc nhà chồng. Bây giờ ở cái tuổi cũng gần đất xa trời rồi, tôi không muốn làm theo ý ông nữa. Đồ cũng cơm tôi đã chuẩn bị sẵn hết rồi, ông cứ canh giờ mà dọn lên. Tôi đi sang nhà anh hai hương khói cho ba má tôi đây!”.

Nói xong, không chờ ba kịp phản ứng, má đã dứt khoát bước ra cửa. Ba ngồi im như hóa đá trong phòng khách. Chúng tôi nhìn nhau, nín thở chờ một cơn thịnh nộ. Nhưng không, ba chỉ lặng lẽ rót ly trà rồi vô phòng nằm.

Thấy vậy mấy chị em tôi túm tụm bàn nhau tìm cách cho bố mẹ làm lành. Chị hai xung phong nhận phần mua đèn cầy ly và nhang vòng loại thắp được lâu để bỏ lên bàn thờ. Vậy là xử lý được khâu giữ ấm bàn thờ mà không cần mẹ phải túc trực cả ngày. Mâm cúng thì ngoài các món chính như thịt kho, cá kho, thịt đông… mẹ đã làm sẵn thì cần thêm mấy loại không cần nấu nướng như chả lụa, chả bò, nem chua, các loại dưa chua… Phần này út Thu nhận lo liệu. Thế là chỉ cần cắm cơm, luộc thêm ít rau củ là xong mâm cơm cúng. Nếu ba không làm thì chị em tôi ghé nhà làm tí là xong. Ngày tết mẹ muốn đi chơi tết hay về nhà ngoại thì cứ đi.

Bàn xong xuôi đâu ra đó, chị hai được tin tưởng cử vào phòng ba để làm thuyết khách. Không còn cách nào khác, bố đành phải gật đầu đồng ý.

Thấm thoát một mùa tết nữa lại đến, năm nay vợ chồng anh ba định xin ba cho đảm đương nhiệm vụ của cháu trai đích tôn, lo phần cúng kiếng cho ông bà tổ tiên. Ba mẹ cũng đã lớn tuổi rồi, cần có thời gian nghỉ ngơi, làm những điều mình thích. Khi đó, chẳng những mẹ mà cả ba cũng có thời gian đi chơi tết. Vậy là cả nhà cùng vui!

Xem thêm: Sống tiếp tuổi già – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Đọc thêm

Nếu biết cách nối tiếp những chuỗi ngày hạnh phúc, tuổi già sẽ không còn đáng sợ nữa, người già cũng sẽ giảm bớt khả năng phải gắn với giường bệnh.

Sống tiếp tuổi già – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Nhìn túi hàng được gói bằng lá chuối tôi cảm tưởng như có chuyến tàu nào đó từ hơn 30 năm trước đưa chúng về đây – những miếng lá chuối ấu thơ, thân thuộc.

Tàu lá chuối tuổi thơ – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Ở tuổi 60 tuổi tổ chức họp lớp vì muốn cùng bạn bè ôn lại kỷ niệm thanh xuân, ngờ đâu tình bạn giữa những người bạn cũ giờ đây lại mỏng manh như tờ giấy.

Tình bạn ở tuổi 60 – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Lão Tử từng giảng "càng làm vì người khác nhiều thì càng sở hữu nhiều". Câu nói ấy dường như vẫn còn giá trị đến tận hôm nay.

Cổ nhân dạy: Càng làm vì người khác nhiều thì càng sở hữu nhiều
0 Bình luận

Khổng Tử từng nói: “Đức người quân tử như gió, đức tiểu nhân như cỏ. Gió thổi thì cỏ rạp”. Đây quả là một cách so sánh rất sinh động.

Cổ nhân nói: 'Đại trí nhược ngu' là một loại cảnh giới cao thượng
0 Bình luận

Cổ nhân nói, người quyền lực nhất thường là người trầm lặng. Vì thế, trong đám đông, người "im lặng" nhất chắc chắn là người lợi hại nhất.

Cổ nhân đúc kết: Trong đám đông, người 'im lặng' nhất là người lợi hại nhất
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 24 giờ trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đề xuất