Mất kết nối trong gia đình hiện đại – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Trong những gia đình hiện đại ngày nay, hầu hết mọi người đều bận rộn với thế giới riêng của mình, làm mất đi sợi dây kết nối linh thiêng với hai chữ “tình thân”.

Diệu Nguyễn
08:00 25/05/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Một sinh viên xuất sắc ngành Khoa học xã hội được tham dự buổi thuyết trình của một học giả nổi tiếng về chuyên ngành “gia đình trong xã hội hiện đại”. Sau buổi thuyết trình, chàng trai tìm gặp vị học giả để được giải đáp về những vấn đề còn vướng mắc.

Sau khi chào hỏi vị học giả xong, chàng sinh viên hỏi: “Thưa thầy, trong bài giảng của thầy khi nãy có nhắc tới liên hệ và kết nối trong gia đình hiện đại và những nguy cơ mất gia đình. Em chưa hiểu rõ về điều này lắm, thầy có thể giải thích hộ em về 2 thuật ngữ đó được không ạ?”.

Học giả mỉm cười, hỏi: “Bạn sống ở thành phố này à?”.

Chàng trai trẻ vừa cúi đầu ghi chép, vừa trả lời: “Vâng ạ!”.

Vị học giả lại hỏi tiếp: “Vậy gia đình cậu gồm những ai?”.

Chàng trai trẻ cảm thấy vị học giả đang lảng tránh câu hỏi của mình bằng cách hỏi những câu hỏi riêng tư. Nhưng cậu vẫn miễn cưỡng trả lời bằng một tông giọng lạnh lùng: “Nhà em có bố, hai anh trai và một em gái. Anh chị em trong nhà đều đã kết hôn rồi ạ!”.

Vị học giả lại tiếp tục câu hỏi: “Bạn có hay nói chuyện với bố mình không?”.

Lúc này, chàng trai trẻ bắt đầu cảm thấy khó chịu. Cậu bỏ bút xuống, thôi nhìn vào cuốn sổ vốn chưa có chữ nào. Rồi cậu ngước mắt lên nhìn vị học giỏi, định bụng sẽ kết thúc buổi phỏng vấn đáng thất vọng này ở đây. Nhưng vị học giả vẻ mặt vẫn tươi cười, hỏi tiếp: “Lần cuối cùng bạn trò chuyện với bố mình là khi nào?’.

Mat-ket-noi-trong-gia-dinh-hien-dai-cau-chuyen-dang-suy-ngam

Nghe xong câu hỏi chàng sinh viên trẻ bỗng giật mình, cậu không nhớ rõ lần cuối nói chuyện với bố là khi nào. Thỉnh thoảng cậu cũng nhắn tin cho bố, nhưng thường là tin nhắn xin tiền. Gần đây, khi bắt đầu kiếm được nhiều tiền hơn, tự chủ được tài chính thì tin nhắn với bố cũng ngày càng ít đi. Nói thật, câu không thấy thú vị khi nói chuyện cùng bố, thậm chí đôi lúc còn thấy phiền bởi những câu hỏi của bố.

Chàng sinh viên ấp úng trả lời với vẻ mặt khá xấu hổ: “Có lẽ cách đây khoảng 5-6 tháng rồi”.

Vị học giả không mấy ngạc nhiên với câu trả lời này, ông lại tiếp tục hỏi: “Vậy bạn có thường xuyên gặp anh chị em của mình không? Lần cuối cùng họp mặt gia đình bạn là khi nào?”.

Lúc này, chàng trai trẻ cảm thấy như thể vị học giả đang phỏng vấn mình, khiến vai trò ban đầu của cuộc phỏng vấn bị đảo ngược, bởi vốn người cần hỏi là cậu. Dù trong lòng không mấy thoải mái, cậu vẫn miễn cưỡng trả lời: “Lần cuối nhà em tập trung đầy đủ là 2 năm trước, vào ngày giỗ mẹ em”.

“Thế mọi người ở cùng nhau bao lâu?”

“Đâu đó khoảng 2 ngày. Nhưng cũng không hẳn, có lẽ là 2 bữa ăn…vì ai cũng có chuyện riêng, với lại nhà bố em cũng không rộng rãi lắm”.

“Vậy bạn dành bao nhiêu thời gian cho bố trong 2 ngày đó?’.

Chàng trai trẻ bắt đầu nghỉ lại. Trong 2 ngày đó cậu đã đi thăm mộ mẹ, nói chuyện với mấy người bạn ở quê đã lâu không gặp, uống rượu với họ hàng và ngồi trước máy tính để giải quyết công việc…hình như cậu chẳng có thời gian để nói chuyện cùng bố. Càng nhớ lại, chàng trai càng bối rối, khó chịu rồi xấu hổ, không biết phải trả lời vị học giả thế nào. Thế là chàng trai cuối mặt, nhìn vào cuốn sổ trên bàn…

Vị học giả nhìn chàng trai một lúc, rồi lại tiếp tục: “Bạn và bố có dùng bữa cùng nhau không? Bạn có hỏi bố khỏe không hay cảm thấy thế nào trong thời gian qua không? Bạn có biết mong muốn của bố bây giờ là gì không?”.

Bỗng dưng, nước mắt chàng sinh viên rẻ ứa ra…cậu nghẹn ngào không thốt nên lời.

Lúc này, vị học giả cầm tay chàng trai và nói: “Đừng xấu hổ, tội lỗi hay buồn bã. Tôi xin lỗi nếu những câu hỏi của tôi vô tình làm tổn thương bạn. Nhưng những câu hỏi ấy chính là câu trả lời dành cho câu hỏi của bạn. Bạn có “liên hệ” với bố không? Có “liên lạc” với anh chị em không? Có “kết nối” với mọi người trong gia đình bằng việc cùng ăn uống, cùng chăm sóc, cùng trò chuyện với nhau không?”.

Chàng trai trẻ lúc này mới thật sự thấu hiểu bài học về sự kết nối trong gia đình hiện đại. Lấy tay lau những giọt nước mắt đọng lại trên má, cậu nói: “Em cảm ơn thầy, cảm ơn vì một bài dạy ý nghĩa và khó quên ạ!”.

Sưu tầm

Xem thêm: Bát mì trứng – Câu chuyện nhân văn sâu sắc

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận