Lời động viên của mẹ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
Con không phải là đứa trẻ thông minh, nhưng con biết mẹ luôn ở bên cạnh cổ vũ con. Chính những lời động viên của mẹ đã tiếp thêm sức mạnh cho con!

Lần đầu tiên họp phụ huynh cho con, cô giáo mầm non nói với người mẹ: “Con trai chị bị tăng động, cháu không thể ngồi yên trên ghế quá 3 phút”.
Trên đường về nhà, cậu bé hỏi mẹ hôm nay đi họp cô giáo đã nói gì. Người mẹ mỉm cười, âu yếm nói với con trai: “Cô giáo nói con trai mẹ trước đấy không ngồi trên ghế được 1 phút, mà nay đã có thể ngồi được 3 phút rồi. Con đã có sự tiến bộ rõ rệt”.
Tối hôm đó, cậu bé vui vẻ ăn hết 2 bát cơm mà không cần mẹ bón.
Không lâu sau đó, cậu bé vào tiểu học. Lúc đi họp phụ huynh cho con, cô giáo nói: “Lớp có 50 bạn học sinh, trong lần kiểm tra toán lần này con chị xếp thứ 48. Tôi nghĩ con có thể có một chút vấn đề về trí tuệ”.
Trở về nhà, người mẹ gọi con lại, nhẹ giọng nói: “Nay mẹ đi họp, cô giáo nói chỉ cần con chú ý một chút nữa, con sẽ xếp trước 48 bạn trong lớp”.
Nghe mẹ nói vậy, ánh mắt cậu bé bỗng lóe sáng, gương mặt ủ rủ cũng giãn ra. Ngày hôm sau đi học, cậu tự giác đi sớm hơn hẳn ngày thường.

Khi con lên cấp 2, trong buổi họp phụ huynh, cô giáo có gặp riêng người mẹ và nói: “Theo kết quả học tập hiện nay, việc con thi vào trung học phổ thông sẽ hơi khó một chút đấy mẹ ạ!”.
Trên đường về, người mẹ xoa vai con trai và nói: “Cô giáo nói, chỉ cần con nỗ lực hơn nữa thì sẽ có hy vọng cao đỗ được vào trường công lập”.
Thời gian cứ thế trôi qua, cũng đến ngày cậu bé tốt nghiệp trung học phổ thông. Đến khi trường đại học thông báo kết quả thi, cậu bé từ trường chạy thật nhanh về nhà, mang theo tờ giấy báo trúng tuyển một trường đại học danh tiếng đưa cho mẹ. Nhìn tờ giấy trên tay, người mẹ vô cùng xúc động.
Lúc này, cậu bé rưng rưng nói: “Mẹ, con không phải là đứa trẻ thông minh, nhưng con biết mẹ luôn ở bên cạnh cổ vũ, không ngừng ghi nhận sự cố gắng của con. Chính những lời động viên của mẹ đã tiếp thêm sức mạnh cho con”.
Người mẹ ôm con thật chặt, những giọt nước mắt lẫn lộn vui buồn cứ thế lăn dài trên má.
“Một lời nói hay sưởi ấm ba đông, nửa lời ác nghiệt lạnh sáu tháng ròng”. Một lời an ủi động viên sẽ giúp người khác có thêm động lực, niềm tin để hướng tới những điều tích cực, tốt đẹp. Một lời cổ vũ khích lệ có thể thay đổi được cả quan niệm và hành vi của người khác, từ đó có thể thay đổi cả vận mệnh và số phận của một con người.
Sưu tầm
Xem thêm: Người mẹ tìm con để trao khoản thừa kế 3 tỷ đồng – Câu chuyện cảm động
Đọc thêm
Trời không phụ người tốt, cả nhà bà Huyền sống tử tế, lương thiện, chăm chỉ làm lụng rồi cũng có ngày thoát khỏi cái khổ.
Lúc khó khăn chú không cho vay dù chỉ một đồng, cậu mợ phải bán bò cho cháu đi học. Ngày cháu thành danh chú lại đập cửa đòi sổ đỏ. Đúng là hoạn nạn mới rõ chân tình.
30 năm gặp lại, nhìn thấy chiếc đồng hồ năm xưa tôi mới hiểu ra nó không đơn thuần là một chiếc đồng hồ, nó là lương tâm của một con người.
Tin liên quan
Càng trưởng thành, chúng ta càng nhận ra rằng con người ai cũng có những "nỗi khổ riêng", vậy nên đừng dễ dàng vạch trần họ, đó chính là tấm lòng thiện lương của mỗi người.
Người xưa nói, nghe thanh sắc âm điệu của đàn bà sẽ biết họ là người thế nào còn xem cách đàn ông giữ và tiêu tiền sẽ biết tấm lòng họ đến đâu.
Theo nhân tướng học của người xưa, những người sinh ra mà sở hữu đủ 3 nét tướng này thì sẽ mang mệnh phú quý giàu sang.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.