Lối đi chung của người thành công: Cái đầu RỖNG thì đừng mong ví tiền ĐẦY
Lối đi chung của những người thành công chính là 3 điều được đề cập dưới đây. Những điều này ai cũng biết nhưng không mấy người làm được.

Đại văn hào người Nga Lev Tolstoy từng viết: “Những gia đình hạnh phúc đều giống nhau, và mọi gia đình không hạnh phúc đều bất hạnh theo cách riêng của nó". Đây là một câu nói vô cùng nổi tiếng của Lev Tolstoy – tiểu thuyết gia chuyên viết về đề tài hôn nhân và gia đình. Nhưng thực tế, câu nói này lại đúng với mọi khía cạnh trong cuộc sống.
Mười người cảm thấy cuộc sống của bản thân ngày càng trở nên tồi tệ đồng nghĩa với có 10 lý do khác nhau. Nhưng khi nhìn vào những người có cuộc sống vui vẻ, tươi đẹp bạn sẽ nhận ra quỹ đạo của họ giống nhau một cách đáng ngạc nhiên.
Lối đi chung của người thành công trong đời đại ngày ngay chung quy gói gọn trong 3 điều: Đọc sách, tiết kiệm tiền và sống độc lập
1. Lối đi chung của người thành công: Đọc sách là phương thức nuôi dưỡng tâm hôn và làm giàu
Trong xã hội ngày nay, nhịp sống đã tăng tốc gấp nhiều lần so với 10 năm, 20 năm trước. Chúng ta ngày càng quen với việc tiếp thu thông tin rời rạc, những đoạn tin ngắn chỉ vỏn vẹn vài phút, hay một bài báo tóm tắt với vài trăm chữ. Để có thời gian ngồi xuống yên lặng và đọc một cuốn sách là chuyện thực sự khó với nhiều người.

Người hiện đại đọc sách thường theo đuổi sự ngắn gọn và mượt mà, theo đuổi thông tin nóng hổi và kích thích các giác quan. Vì thế, những cuốn sách về tiểu thuyết tình cảm, phiêu lưu khám phá, đấu tranh tội phạm,… là những thể loại phổ biến, được nhiều người yêu thích. Còn những cuốn sách khoa học xã hội, nhân văn, triết lý,…thì thường bị bỏ qua, không mấy ai quan tâm đến.
Đọc sách không phải là nghĩa vụ của bất cứ ai, nó không mang đến cho bạn một tấm bằng chứng nhận hào nhoáng nào, nó cũng chẳng giúp bạn giàu có trong chốc lát. Nhưng đọc sách lại là phương thức tối ưu để bạn nuôi dưỡng tâm hồn, giúp bạn có một cuộc sống phong phú hơn và đầy đủ hơn.
2. Lối đi chung của người thành công: Chi tiêu hợp lý, dành khoản tiết kiệm khiến cuộc sống bớt đi một nỗi lo
Nhìn vào báo cáo dư nợ tín dụng của hầu hết các ngân hàng, tổ chức tín dụng lớn nhỏ hiện nay chúng ta dễ dàng thấy được dư nợ tín dụng ngày một tăng cao và rơi vào chủ yếu là những người trẻ.
Số tiền trong khoản vay tín dụng không phải là quá lớn, tuy nhiên việc một người có khoản vay cùng lúc cũng không phải là việc hiếm. Điều này đặt ra lời cảnh báo cho tất cả mọi người rằng, chúng ta đang sống trong một thời kỳ mà việc chi tiêu đang vượt quá mức thu nhập hàng tháng của bản thân.
Có không ít người trẻ phân vân giữa 2 lối sống “YOLO” - chúng ta chỉ sống một lần trên đời, và sống phải lo nghĩ cho tương lai - học cách tiết kiệm. Những người trẻ này, họ vừa muốn được tận hưởng cuộc sống ở hiện tại vừa muốn tương lai thêm phần ổn định. Sự xung đột này khiến cho kế hoạch chi tiêu trở nên lộn xộn, không có mục tiêu cụ thể và rõ ràng.

Một người nếu như không biết tiết kiệm, không có khái niệm hay kế hoạch tiêu dùng, chi tiêu, thu nhập và quản lý tài chính thì rất khó có một cuộc sống tốt đẹp. Họ sẽ phải đối mặt với một tương lai đầy rủi ro và bấp bênh.
Lối đi chung của người thành công chính là họ nhận ra tầm quan trọng trong việc chi tiêu hợp lý và họ sẽ cố gắng hết sức để khiến bản thân có thể xoay sở kinh tế khi có sự cố xảy ra. Bạn càng tỉnh táo bao nhiêu thì cuộc sống của bạn sẽ thuận lợi bấy nhiêu.
Suy cho cùng, sống cần phải biết để bản thân hưởng thụ những thành quả mà mình làm ra và song song với đó cũng nên tiết kiệm một khoản phòng lúc ốm đau, bệnh tật. Chúng ta không bủn xỉn, keo kiệt quá mức, nhưng cũng không nên tiêu xài hoang phí, làm ra bao nhiêu thì tiêu bấy nhiêu. Có như vậy, bạn mới có thể đảm bảo cuộc sống của mình không phải rơi vào đường cùng.
3. Lối đi chung của người thành công: Rèn thói quen độc lập
Các mối quan hệ xã hội được xem là một phần không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi người. Tuy nhiên, đến một thời điểm nhất định bạn sẽ nhận ra, một số mối quan hệ không thực sự quan trọng như ta tưởng tượng. Những người thành công luôn biết cách trung hòa các mối quan hệ, sẵn sàng từ bỏ những mối quan hệ chất lượng thấp để dành cho bản thân khoảng không gian yên tĩnh, làm những điều có ích hơn.

Khi ở một mình, bạn tự do, bạn không cần phải trang điểm, không cần phải giả vờ càng không cần suy nghĩ xem những lời nói này có hợp hay không. Lúc này, bạn có thể thoải mái nghỉ ngơi, thư giãn và làm những gì bạn yêu thích.
Hãy học cách tận hưởng cuộc sống một mình và bạn sẽ thấy cuộc sống này có nhiều điều thú vị mà trước đây bạn đã vô tình bỏ lỡ. Có hàng ngàn cách để một người sống tốt cuộc sống của chính mình, chỉ cần nó phù hợp và nó là điều bạn muốn thì cách sống của bạn cũng sẽ là cách sống của một người thông minh!
Xem thêm: Cổ nhân nói “60 không nói chuyện, 70 không ngủ lại, 80 không mời cơm” mang hàm ý gì?
Đọc thêm
Người học giỏi dường như đã đánh mất khá nhiều thời gian và cơ hội bởi câu cửa miệng “đang bận học”. Câu nói ấy phản ánh một thực trạng rằng, những người học giỏi chỉ biết tiếp thu kiến thức mà không hề áp dụng thực hành.
Đức Phật dạy, im lặng cũng là một loại trí tuệ của kẻ khôn ngoan. Nhưng để sở hữu được loại trí tuệ này, chúng ta cần thời gian dài để không ngừng nỗ lực và cố gắng.
Kiểu người dù chăm chỉ nhưng chỉ mãi “lẹt đẹt” trong công việc, không thể bứt phá để tăng tiến thường có biểu hiện gì? Và làm thế nào để sửa đổi?
Tin liên quan
Kiểu người dù chăm chỉ nhưng chỉ mãi “lẹt đẹt” trong công việc, không thể bứt phá để tăng tiến thường có biểu hiện gì? Và làm thế nào để sửa đổi?
Thành công của doanh nhân Peter Rahal là minh chứng không thể rõ ràng hơn cho câu "thành công có 99% là mồ hôi nước mắt, chỉ có 1% là do trời phú".
Dù đã kiếm bộn nhờ đóng phim từ lúc nhỏ, Josh Peck hiểu rằng tiền nhiều thế nào cũng có thể tiêu hết và luôn chú trọng quản lý tài chính.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.