Học cách buông bỏ để tâm an lành – Câu chuyện xúc động sâu sắc
“Học cách buông bỏ để tâm an lành” là câu chuyện ngắn khiến chúng ta phải dừng lại để ngẫm nghĩ, sống ở đời muốn bình yên, thanh thản cách duy nhất là học cách buông bỏ muộn phiền.

Câu chuyện “Học cách buông bỏ để tâm an lành”
Hôm nay là ngày rằm, tôi sẽ kể cho các bạn câu chuyện về một người bạn của tôi. Chúng tôi thân nhau từ hồi còn là sinh viên, cô ấy xinh đẹp, dễ thương vô cùng, lại còn học rất giỏi nên có nhiều chàng trai muốn tán tỉnh lắm. Nhưng cô ấy chỉ yêu một người cùng làng, anh ấy là kỹ sư cơ khí.
Họ cưới nhau sau khi cô ấy ra trường, có với nhau một đứa con trai cũng thông minh như cha mẹ. Năm cháu được 5 tuổi thì anh ấy mất trong một trận hỏa hoạn do anh ấy cứu người nên bị phỏng nặng. Tất cả chúng tôi đều thương cảm cho số phận không may của hai mẹ con, thường xuyên động viên để cô ấy vượt qua nỗi đau này.
Tuy đau đớn đến tột cùng, nhưng cô ấy đã vì con mà sống. Con chính là động lực để cô ấy vơi đi nỗi buồn của mình.

Tôi đi theo gia đình chồng vào Sài Gòn để và giảng dạy trong này. Cô ấy vẫn ở lại Hà Nội và làm việc cho thư viện Quốc gia vì anh chồng của cô ấy muốn cô ở gần để tiện lo cho cháu mồ côi. Người ta cũng muốn cô có cuộc sống riêng, nhưng cô từ chối, nên gia đình chồng quý cô lắm.
Khi con trai cô đi bảo vệ luận án về kỹ thuật trồng cây công nghiệp ở nước ngoài trở về, gia đình nội và cô muốn cháu lập gia đình, nhưng cháu cười bảo: “Từ từ, con mới 30 thôi mà!”.
Rồi một lần từ Thái Nguyên về Hà Nội, cháu đi cùng với hai người công ty bị tai nạn…và cứ thế cháu ra đi mãi mãi.
Làm gì có từ ngữ nào diễn tả hết sự đau đớn mà cô ấy phải gánh chịu. Cô ấy cứ khóc hoài, đòi chết, cô ấy nói mình không thể sống thiếu con được… Gia đình chồng, chị dâu cứ phải canh chừng. Chúng tôi nghe tin cũng ra Hà Nội để an ủi, nhưng vô vọng.
Không biết ai mách bảo mà anh chồng cô mời một ông Thầy cao tay về hóa giải cho cô. Nhưng cô nói không cần lời khuyên nào cả, cứ để cô chết cùng con đi.
Thầy nói: “Thầy không khuyên giải, Thầy chỉ muốn đem con trở về cho cô mà thôi!”.
Cô ngạc nhiên và tỉnh táo hơn bao giờ hết: “Thầy có làm được như vậy không ạ?”.
Thầy nói: “Thế cô phải đưa ra lời giải cho câu hỏi của Thầy, thì Thầy sẽ đưa con cô trở về ngay!”.
Và câu hỏi thầy đưa ra là: “Thông thường khi muốn tạo ra tiếng vỗ tay thì cô phải có hai bàn tay, vậy làm thế nào để tạo ra tiếng vỗ tay với một bàn ta? Cô cứ tìm ra câu trả lời, Thầy sẽ trở lại với con của cô”.
Cô ấy ngày đêm suy nghĩ để tìm lời giải đáp, hết tuần này sang tháng khác. Và cứ thế 3 năm đã trôi qua…cô ấy vẫn không thể tìm thấy câu trả lời phù hợp.

Cô đến gặp Thầy, cô nói: “Con nghĩ rằng Thầy không thể đưa con của con trở lại, con cảm ơn Thầy vì đã cho con học cách buông bỏ. Con đã hiểu được khi tuyệt vọng người ta không biết phải làm sao, còn khi phải tập trung suy nghĩ những điều khác thì nó sẽ dần quên đi được đau buồn!”.
Sau đó, cô trở lại cùng với gia đình chồng, cùng vui và chăm sóc các cháu trong nhà. Không biết tự lúc nào, các con của anh chị chồng đã đổi từ gọi cô là “thím” sang gọi cô là “mẹ”.
Vậy nên, khi đối mặt với căng thẳng, trước hết ta phải hết mình tìm cách đánh lạc hướng tâm mình ra khỏi đối tượng gây căng thẳng. Học cách buông bỏ những cái không thể tâm ắt sẽ an lành. Đúng không các bạn?
Xem thêm: Bắt đền ngựa – Câu chuyện ngụ ngôn sâu sắc về giá trị đạo đức
Đọc thêm
“Bắt đền ngựa” là câu chuyện ngụ ngôn cổ, mượn sự khôn ngoan của một người nghèo để nhắc nhở mọi người về giá trị đạo đức và truyền thống.
Hồi kết của câu chuyện “Con chim ưng” là lời nhắc nhở, nhắn nhủ rất thực tế đến với tất cả mọi người. Hãy cùng học và suy ngẫm!
“Điếu thuốc của ba tôi” là câu chuyện nhân văn sâu sắc, ở cái tuổi gần đất xa trời người ta đâu cần gì ngoài hơi ấm gia đình và một chút “thú vui” đâu nhỉ!
Tin liên quan
“Góc khuất của buổi họp lớp” là câu chuyện chân thực, khiến nhiều người phải ngẫm nghĩ về ý nghĩa thật sự của một buổi họp lớp. Là nơi để sẻ chia, gắn kết hay để khoe khoang sự giàu có?
“Cuộc gặp gỡ định mệnh” là câu chuyện ngắn sâu sắc về sự lương thiện và lòng nhân hậu. Lòng tốt sẽ tạo nên sự diệu kỳ mà bạn sẽ không thể ngờ tới!
Câu chuyện “Tìm được đường về” là câu trả lời hay và sâu sắc nhất dành cho câu hỏi, tại sao ta nên sống lương thiện?
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.