Giúp người người báo oán – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Chẳng những không biết ơn người ân nhân đã giúp đỡ mình suốt 4 năm đại học, nữ sinh này còn thậm chí còn trách móc: “Có tiền mua biệt thự tại sao không hỗ trợ tôi?”.

Một cặp vợ chồng ở Hồ Bắc, Trung Quốc có cuộc sống khá dư dản, nên họ muốn dành một phần sức lực của mình để cống hiến cho xã hội. Cặp đôi đã chọn một sinh viên có hoàn cảnh khó khăn và chu cấp cho cô suốt 4 năm đại học.
Bắt đầu từ năm học đầu tiên, hai vợ chồng đã chuyển khoản học phí tương ứng cho nữ sinh hàng tháng để cô chi trả cho việc học tập và sinh hoạt. Sau 4 năm, khi nữ sinh này tốt nghiệp, việc hỗ trợ tài chính của cặp đôi cũng dừng lại. Nào ngờ, nữ sinh này chẳng những không biết ơn người giúp đỡ mình, ngược lại còn tìm tới nhà ân nhân để đòi tiền.
Nữ sinh này chất vấn: “Anh có tiền mua biệt thự, đổi xe sang nhưng lại không hỗ trợ việc học cao học của tôi. Tại sao lại không hỗ trợ tôi?”.
Đối mặt với lời chất vấn vô lý của cô gái, hai vợ chồng nhà tài trợ hoàn toàn sửng sốt. Họ cho biết, việc hỗ trợ thêm không phải vấn đề, nhưng họ thấy thái độ của nữ sinh này không xứng đáng nhận thêm tiền tài trợ nữa. Qua những lời nói ấy có thể thấy nữ sinh này có quan điểm, tư duy hết sức lệch lạc. Cô rằng việc người khác đưa tiền cho mình, nuôi mình ăn học là việc đương nhiên.

Sau khi tốt nghiệp xong, cô lớn tiếng yêu cầu họ cung cấp tiền cho cô đi học thạc sĩ. Cụ thể, mỗi tháng cô ấy muốn nhận được 200.000 NDT (khoảng 7 triệu đồng) để chi trả cho việc học và sinh hoạt. Khi được hỏi lý do tại sao thì cô thản nhiên trả lời: “Vì tôi đã quen với cuộc sống như vậy!”.
Ban đầu, mục đích hai vợ chồng họ hỗ trợ nữ sinh này vì thấy cô có hoàn cảnh khó khăn nhưng lại chăm chỉ học tập. Họ hy vọng việc giúp đỡ này sẽ giúp cô tập trung vào việc học tập, có một tương lai tươi sáng hơn. Thế nhưng, cô ấy đã phụ thuộc và khoản tiền đó, sau khi tốt nghiệp lại không muốn đứng trên đôi chân của mình.
Có thể thấy, sau 4 năm được trợ cấp, nữ sinh này đã biến mình thành kẻ vô ơn, lười biếng. Đứng trước thái độ này, cặp vợ chồng ở Hồ Bắc quyết định chấm dứt hỗ trợ, bởi họ không muốn tiêu tiền cho người không xứng đáng.
Sau khi câu chuyện này được lan truyền trên mạng xã hội, ai nấy đều lắc đầu ngao ngán trước thái độ, suy nghĩ lệch của cô gái trẻ. Nghèo khó không phải điều gì xấu, hành động "vòi vĩnh" tiền của người khác mới thực sự đáng xấu hổ. Ở tuổi cô gái trong câu chuyện hoàn toàn có thể tự lập, tự kiếm tiền nuôi sống bản thân và tiếp tục việc học cao học của mình. Vậy mà, cô không những không biết ơn người đã giúp đỡ mình suốt 4 năm trời, mà còn trơ trẽn đòi hỏi, cho rằng đó là trách nhiệm của họ.
Đọc thêm
Nhìn bố mẹ chồng quan tâm, ưu ái em dâu khiến chị Phương thấy đố kỵ và ghen tỵ vô cùng. Mâu thuẫn chị em dâu cũng từ đây mà bắt đầu.
Ngày tôi sinh, chồng vượt 300km về thăm, ném 10 trên lên giường và nói một câu làm tôi điếng người. Thì ra sự hy sinh của người vợ chỉ đáng giá 10 triệu mà thôi!
Con trai đỗ đại học top đầu, bố mẹ làm 90 mâm cỗ mời cả làng nhưng không một ai đến dự. Lúc này họ mới hiểu ra bài học lớn trong cách đối nhân xử thế hằng ngày đó là: Có qua có lại mới toại lòng nhau!
Tin liên quan
Theo tỷ phú Warren Buffett, đây là cách dạy con mà ông đã áp dụng để những đứa trẻ nhà ông không ỷ lại vào tài sản của bố mẹ và tiêu tiền thông thái.
Là tỷ phú giàu thứ 23 thế giới, thế nhưng Chuck Feeney lại dạy con triết lý vô cùng ngược đời đó là: Phải biết keo kiệt với bản thân mình!
Chia sẻ bí quyết nuôi dạy con của mình, bà Maye – mẹ của tỷ phú Elon Musk cho biết mình chỉ có duy nhất một phương châm là: Để chúng theo đuổi sở thích của mình!
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.