Gia đình độc hại: Đừng tổn thương con dưới danh nghĩa tình thương

Mọi người thường cho rằng cha mẹ là bến đỗ an toàn nhất cho con trẻ, mọi chuyện cha mẹ làm đều là vì yêu thương con. Thế nhưng, có một số gia đình độc hại, các bậc cha mẹ lại lấy danh nghĩa tình thương để gây tổn thương cho con cái, để lại hậu quả nặng nề cho tâm lý của trẻ.

Diệu Nguyễn
08:00 31/12/2021 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chúng ta không ai có quyền lựa chọn cha mẹ của mình, nhưng nếu bạn không may mắn sinh ra trong một gia đình độc hại thì hy vọng bài viết này sẽ mang đến cho bạn một chút an ủi để xoa dịu nổi đâu cất giấu trong lòng.

Nỗi đau của những đứa trẻ sống trong gia đình độc hại

Những hành vi độc hại của cha mẹ thường được ngụy trang bằng những lý lẽ như: Cha mẹ nói là chỉ có đúng, thương cho voi cho rọt, tất cả những gì cha mẹ làm cũng là vì thương con,..

Những bậc cha mẹ độc hại thường có một số hành vi dễ nhận thấy như: Đề cao ý nguyện của bản thân mà không quan tâm đến cảm xúc của con cái, thường có cảm xúc quá khích, hà khắc thích đánh đập con cái của mình, thao túng tinh thần của con và dùng lời lẽ tốt đẹp để ngụy biện cho những lỗi lầm đó, dựa dẫm vào con quá mức, thường xuyên áp đặt vào những lý tưởng mình đặt ra,…

Gia-dinh-doc-hai-Dung-ton-thuong-con-duoi-danh-nghia-tinh-thuong-1

Việc những bậc làm cha, làm mẹ có những sai lầm trong quá trình nuôi dạy con cái vốn là chuyện rất bình thường, vì dẫu sao giữa bố mẹ và con cái đều tồn tại khoảng cách thế hệ. Thế nhưng, giữa một gia đình lành mạnh và gia đình độc hại, những sai lầm của cha mẹ lại khác nhau hoàn toàn. Nếu như ở gia đình lành mạnh, cha mẹ mắc sai lầm thì có thể hiểu và sửa sai, cùng con trao đổi để thống nhất quan điểm. Nhưng trong những gia đình độc hại thì hành vi tiêu cực lại xảy ra trong một thời gian dài với tần suất dày đặc và những vết thương của con trẻ không được bù đắp đúng cách.

Một nghiên cứu cho thấy rằng, những đứa trẻ bị trừng phạt thể xác từ năm 3 tuổi sẽ có xu hướng giận dữ và kích động hơn khi lên 5. Trong một nghiên cứu khác, trẻ em thường xuyên bị đánh đập sẽ có chỉ số IQ sụt giảm hơn những đứa trẻ cùng trang lứa. Và những đứa trẻ bị bạo hành thể xác thuở nhỏ khi trở thành cha mẹ cũng sẽ áp dụng phương pháp tương tự đối với con cái của mình.

Thậm chí, những đứa trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường lơ là, thiếu quan tâm, thiếu kỷ luật sẽ rất dễ phát triển tính cách thiếu kỷ luật, dễ nổi nóng, vô trách nhiệm,… Còn với những đứa trẻ có ba mẹ bảo bọc quá mức thì tỷ lệ trầm cảm, rối loạn lo âu cao hơn hẳn, đồng thời tăng tỷ lệ phụ thuộc vào chất gây nghiện và thuốc giảm đau.

Có nghiên cứu cho hay, sự lạnh nhạt, bất hòa giữa cha mẹ và con cái sẽ tạo ảnh hưởng không kém gì một vụ ly hôn.

Những đứa trẻ sống trong gia đình độc hại và nỗi đau cần được chữa lành

Văn hóa Việt Nam đề cao con cái phải hiếu thảo với cha mẹ, điều này là hoàn toàn đúng. Thế nhưng, trong một vài trường hợp, bố mẹ lại lạm dụng đạo hiếu để dung dưỡng cho những hành vi độc hại của mình. Với những trường hợp như thế ta cần phải lên án. Vì hiện nay, có không ít gia đình con cái bị xem là vật sở hữu của cha mẹ, bị áp đặt phải nghe theo ý kiến của cha mẹ. Và những đứa con trong gia đình ấy nếu phản ứng lại hành những hành vi vô lý của cha mẹ hay chọn rời xa những người thân độc hại để có cuộc sống riêng cho mình có thể bị xem là bất hiếu.

Mô hình gia đình độc hại là một mô hình có tính hệ thống và tính di truyền. Hệ thống gia đình thiết lập nên toàn bộ thế giới quan của đứa trẻ. Vết thương thể xác sẽ lành, nhưng vết thương tâm lý sẽ luôn âm ỉ và dai dẳng. Hậu quả của những hành vi tiêu cực từ thời thơ ấu sẽ nối tiếp qua những thế hệ sau.

Gia-dinh-doc-hai-Dung-ton-thuong-con-duoi-danh-nghia-tinh-thuong-2

Để có thể thoát khỏi những ảnh hưởng từ gia đình độc hại và tự chữa lành cho bản thân bạn nên biết rằng:

Bạn không bắt buộc phải tha thứ, bởi tha thứ không giúp bạn giải tỏa cảm xúc dồn nén. Bạn chỉ nên tha thứ khi đã giải quyết xong cảm xúc của bản thân.

Đừng cố thay đổi cha mẹ của mình, hãy chỉ tập trung vào những gì bạn có thể kiểm soát.

Hãy tránh xa bố mẹ nếu ở bên họ bạn chỉ thấy đau khổ, mệt mỏi. Dù có ở xa bạn vẫn có thể quan tâm họ từ xa nếu muốn.

Tự chăm sóc cho bản thân, hãy bắt đầu nó từ những thói quen nhỏ nhất. Và nhớ rằng, bạn không hề tệ hại, bạn xứng đáng được yêu thương.

Việc lớn lên trong một gia đình độc hại là vô cùng nặng nề và mệt mỏi. Tuy nhiên, không bao giờ là quá muộn để bạn nhận ra và thay đổi. Kể cả khi bạn đã có một tuổi thơ không hạnh phúc thì ngay lúc này bạn vẫn có khả năng chữa lành và tạo ra hạnh phúc cho cuộc đời mình.

Xem thêm: Đạo lý ở đời: Tiểu nhân ắt có tiểu nhân trị

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận