“Đôi bàn tay cầu nguyện” – Bài học sâu sắc phía sau một kiệt tác
Bức tranh “Đôi bàn tay cầu chuyện” của Albrecht Durer không chỉ là một bức tranh đẹp, một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao mà nó còn là tình yêu và lòng biết ơn mà ông gửi gắm cho người anh trai thân yêu của mình.

Câu chuyện “Đôi bàn tay cầu nguyện”
Vào thế kỷ 15, tại một ngôi làng nhỏ của nước Đức, có một gia đình có tới 18 người con. Cha của họ phải làm việc đến 20 tiếng một ngày nhưng cả gia đình cũng chỉ đủ để sống lay lắt qua ngày. Dù gia đình nghèo khó nhưng hai người con lớn trong nhà là Albert và Albrecht vẫn mơ ước muốn được học vẽ vì họ có năng khiếu từ nhỏ với bộ môn nghệ thuật này.
Sau rất nhiều buổi nói chuyện suốt đêm trên chiếc giường đông anh em, hai người đã có quyết định. Họ sẽ tung một đồng xu, người thua sẽ làm thợ mỏ và dùng toàn bộ thu nhập để cung cấp cho người thắng đi học. Còn người thắng, sau 4 năm đi học sẽ chu cấp lại tài chính cho người kia đi học dù có phải đi bán tranh hay đi làm thợ mỏ đi chăng nữa.
Đồng xu được tung lên, Albrecht thắng cuộc và được đi học, còn Albert thua và phải đi đến vùng mỏ xa để làm lụng trong 4 năm. Sau một khoảng thời gian ngắn, những tác phẩm của Albrecht gây được rất nhiều sự chú ý và được rất nhiều người nhắc đến. Bởi vì những bức vẽ này thậm chí còn đẹp hơn cả những tác phẩm của các bậc thầy trong trường. Và trong 4 năm học đến khi tốt nghiệp Albrecht đã bán được khá nhiều tranh và dành dụm được một khoản tiền.
Khi thời hạn kết thúc, người anh trai trở về và trong bữa ăn sum họp Albrecht đã đứng dậy chân thành cảm ơn người anh trai đã hy sinh 4 năm để giúp mình hoàn thành được ước mơ. Albrecht nghẹn ngào nói: “Anh Albert, bây giờ đã đến lượt anh. Anh hãy tới Nuremberg để theo đuổi ước mơ của mình. Em sẽ lo toàn bộ chi phí và chăm sóc gia đình thay phần anh”.
Albert nghe vậy thì mỉm cười rồi bật khóc nói: “Không, anh không thể đến Nuremberg được nữa. Đã quá muộn rồi Albrecht ạ. Sau 4 năm phải làm việc trong hầm mỏ không ngón tay nào của anh còn lành lặn cả. Thậm chí bây giờ anh còn bị thấp khớp ở tay phải nặng tới mức anh không thể nâng nổi một chiếc ly chứ nói gì đến việc cầm cọ vẽ. Cảm ơn em, nhưng bây giờ quá muộn rồi…”
Cả căn phòng chìm vào im lặng, mọi người đều không kìm được mà rơi nước mắt, Albrecht ôm choàng lấy người anh trai gầy gò của mình mà không thốt nên lời…

Hơn 450 năm đã qua, hàng trăm bức tranh chân dung, tranh màu nước, tranh than chì, tranh khắc gỗ, tranh khắc đồng,… của Albrecht Durer được treo những Viện bảo tàng lớn trên thế giới. Nhưng có một điều kỳ lạ hầu như mọi người chỉ quen thuộc với một tác phẩm của Albrecht. Đó là một ngày, để bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn anh trai Albert của mình, Albrecht đã thực hiện một tác phẩm cẩn thận nhất trong đời đó là vẽ lại đôi bàn tay của anh trai mình. Bức tranh vẽ đôi tay với lòng bàn tay hướng vào trong, những ngón tay gầy guộc hướng lên trời.
Lúc hoàn thành trong bức tranh ông chỉ gọi tác phẩm của mình đơn giản là “Đôi tay”, nhưng tất cả mọi người lại đều đặt tên cho kiệt tác đó là “Đôi bàn tay cầu nguyện”.
Ý nghĩa đằng sau bức tranh “Đôi bàn tay cầu nguyện”
Bức tranh “Đôi bàn tay cầu chuyện” của Albrecht Durer không chỉ là một bức tranh đẹp, một tác phẩm nghệ thuật đỉnh cao mà nó còn là tình yêu và lòng biết ơn mà ông gửi gắm cho người anh trai thân yêu của mình.
Bức tranh đã trở thành vô giá, nhưng càng vô giá hơn chính là sự nhân văn mà bức tranh để lại cho hậu thế về sau. Một bài ca về sự hy sinh và tình anh em đẩy cảm động.
Trong cuộc sống, nếu sự thành công của bạn là nhờ sự hy sinh và giúp đỡ của một người khác thì hãy luôn nhớ phải trân trọng, biết ơn về những gì họ đã làm cho ta. Bởi trên đời này, chỉ có những người thật sự thương yêu bạn mới có thể hy sinh cho bạn nhiều đến vậy.
Đọc thêm
Người Do Thái luôn được coi là "bậc thầy" trong kinh doanh, với những bí quyết làm giàu xuất chúng khiến người khác phải nể phục.
Trong đời người ta sẽ gặp rất nhiều những sai lầm khác nhau, người biết chấp nhận và sửa sai ắt sẽ thành công. Ba câu chuyện dưới đây sẽ làm bạn suy ngẫm nhiều điều về lẽ sống ở đời.
Nhà vua kinh ngạc khi thấy rằng, với trang phục rách rưới sơ sài như vậy mà ông lão vẫn có thể sống sót giữa tiết trời mùa Đông rét buốt đến như thế này. Quả là một điều kỳ diệu.
Tin liên quan
Quá trình sản xuất lúa gạo của người Việt trải qua nhiều giai đoạn, phát triển từ các nền văn hóa nguyên thủy cho đến hiện đại ngày nay.
Ngày xưa có ba ông thầy: một thầy xem tướng, một thầy tính số, và một thầy phong thủy cùng nhau đi chu du khắp nơi.
Câu chuyện ngụ ngôn "Đền ngựa" mượn sự khôn ngoan của một người nghèo để nhắc nhở con người bài học về những giá trị đạo đức và truyền thống.