Nhà vua hứa cho ông lão áo ấm nhưng bận rộn nên quên mất - Câu chuyện đáng suy ngẫm ai cũng nên đọc

Nhà vua kinh ngạc khi thấy rằng, với trang phục rách rưới sơ sài như vậy mà ông lão vẫn có thể sống sót giữa tiết trời mùa Đông rét buốt đến như thế này. Quả là một điều kỳ diệu.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Lời hứa của vị hoàng đế với ông lão ăn mày

Vào một ngày mùa Đông giá lạnh, vị hoàng đế quyết định vi hành để xem xét cuộc sống của người dân ra sao.

Khi quay trở về cổng cung điện, vị hoàng đế bỗng nhìn thấy một ông lão ăn mày ngồi co ro trong một góc tối, trên người chỉ là một bộ quần áo mỏng manh và rách rưới, dường như chẳng đủ giữ ấm cho ông ta.

Ngài kinh ngạc khi thấy rằng, với trang phục sơ sài như vậy mà người đàn ông vẫn có thể sống sót giữa tiết trời mùa Đông rét buốt đến như thế này.

Đây quả là điều kỳ việc, chính vì thế, hoàng đế đi tới gần, hỏi ông lão ăn mày: "Ông không cảm thấy lạnh sao?".

Ông lão ăn mày đáp lại:

"Thưa bệ hạ, tất nhiên là tôi có cảm thấy lạnh chứ. Thế nhưng, là một kẻ ăn mày nghèo khổ, tôi có thể làm gì được chứ? Tôi cũng muốn có được những bộ quần áo ấm áp để không phải chịu cái lạnh cắt da cắt thịt. Tuy nhiên, đó chỉ là mơ ước mà thôi. Nhiều năm đói khổ đã giúp tôi rèn luyện một ý chí kiên cường, giúp tôi quen với cái lạnh, không còn cảm thấy nó đáng sợ nữa và có thể chung sống với nó hằng ngày".

Câu trả lời chân thật của người ăn mày khiến vị hoàng đế vô cùng cảm động và thương xót. Ngài nói:

"Đừng lo, lát nữa ta sẽ sai người hầu mang quần áo ấm đến cho ngươi, ngươi sẽ không còn phải chịu đựng cái lạnh cắt da cắt thịt này nữa".

Ông lão ăn mày cảm thấy vui mừng khôn xiết, miệng không ngớt lời cảm ơn sự tử tế của nhà vua, bận rộn như vậy mà vẫn lo cho cả một người ăn mày.

cau-chuyen-nha-vua-hua-cho-ong-lao-an-may-ao-am-va-bai-hoc-1

Cái kết bất ngờ đáng suy nghĩ

Về phần vị hoàng đế, khi bước vào trong cung điện nguy nga, vì bận xử lý công việc, ngài đã quên khuấy đi mất lời hứa của mình với ông lão nghèo khổ.

Vì quá mệt sau ngày dài vi hành, nhà vua ngủ thiếp đi. Sáng hôm sau tỉnh giấc, ngài giật mình nhớ ra câu chuyện với ông lão ăn xin, liền nhanh chóng phái lính canh đem áo ấm ra bên ngoài cung điện cho ông ta.

Thế nhưng, khi lính canh đem áo ấm ra cho ông lão ăn mày, họ kinh ngạc phát hiện ra ông lão đã đông cứng từ lâu, không còn chút hơi ấm nào.

Có lẽ đêm qua, ông lão đã ra đi vì bị đói và lạnh cóng. Hơn nữa, điều khiến họ bất ngờ nhất lại là một lá thư của ông lão để bên cạnh.

Nội dung bức thư ngắn ngủi như sau: "Bệ hạ muôn năm. Bao lâu nay, chỉ với bộ quần áo mỏng manh này, tôi vẫn có thể sống sót, nhưng chính lời hứa của bệ hạ vào tối qua đã khiến tôi không thể vượt qua cái lạnh này".

cau-chuyen-nha-vua-hua-cho-ong-lao-an-may-ao-am-va-bai-hoc-2

Bài học sâu sắc cho mỗi chúng ta

Thông điệp mà câu chuyện trên gửi đến chúng ta, sự trông đợi vào một ai đó, nếu không được đáp ứng, sẽ dễ dàng trở thành điểm yếu của chính ta.

Trên con đường nhân sinh phía trước, mỗi chúng ta nên học cách tự dựa vào sức mạnh của bản thân để sống, để tồn tại. Đây mới là cách tốt nhất để bảo đảm cho sự thành công của mỗi người, và chính những con người đó cũng mới xứng đáng để nhận được sự giúp đỡ của người khác.

Cho dù cuộc sống phải đối mặt với muôn vàn khó khăn, thử thách, cũng không nên ỷ lại vào sự giúp đỡ của người khác, vì rất có thể bạn sẽ chỉ nhận về những thất vọng mà thôi.

Đức Phật từng dạy: "Hãy là ánh sáng của chính mình", khi bạn dựa dẫm vào người khác, bạn sẽ không hiểu và phát huy hết khả năng tiềm ẩn của bản thân, dẫn đến đánh giá thấp những thế mạnh của chính mình.

Xem thêm: Sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ - Câu chuyện là bài học để đời ai cũng nên đọc

Đọc thêm

Một hôm, có chàng trai trẻ đến thăm nhà hiền triết và thỉnh hỏi ngài rằng: "Vì sao người ta không thể lấy được người mình yêu?". Câu trả lời của ông đã khiến cậu nhận ra nhiều chân lý.

Hoa rơi hữu ý, nước chảy vô tình, mọi chuyện đến hay đi đều là duyên phận
0 Bình luận

Câu chuyện ngụ ngôn "Đền ngựa" mượn sự khôn ngoan của một người nghèo để nhắc nhở con người bài học về những giá trị đạo đức và truyền thống.

Câu chuyện 'Đền ngựa' và bài học cuộc sống đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Trong bất kỳ mối quan hệ nào cũng không cần phải dệt gấm thêu hoa, chỉ cần 'trong lạnh tặng lửa' là đủ rồi. Gió nhẹ trời xanh thì một câu thăm hỏi, những khi sóng gió thì an ủi động viên, gặp lúc cô đơn thì bờ vai vỗ nhẹ… Cứ nhẹ nhàng, bình dị vậy thôi nhưng vô cùng ý nghĩa.

9 lời nhắn gửi của cổ nhân ngắn gọn mà sâu sắc, nghìn năm vẫn còn nguyên giá trị
0 Bình luận


Bài mới

Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 18 giờ trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Lao đao vì mất việc ở tuổi 40 – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mất việc ở tuổi 40, lương trăm triệu thành con số 0, cuộc sống của tôi trở nên chao đảo, vợ chồng cãi vã không hồi kết vì bao khoản chi tiêu cứ dồn dập kéo đến…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'tướng tai đón gió gắn liền với thị phi và trắc trở'?

Người xưa cho rằng, tướng tai "đón gió" hay "hứng gió" là tướng xấu, gắn liền với những dự đoán không may mắn về cuộc đời. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Mùi áo của má – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mùi áo của má thoang thoảng mùi khói bếp, mùi nắng và cả mùi yêu thương mà cả đời này nó chẳng thể nào gọi thành tên được.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói: Phụ nữ có 5 bộ phận càng xấu chồng càng nhiều lộc

Nhiều người cho rằng, phụ nữ đẹp thì số sướng, chồng vinh hoa quý. Nhưng thực tế, không ít người phụ nữ sở hữu những nét tướng "xấu" lại mang đến may mắn, tài lộc cho chồng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
“Bí kíp” của Mẹ chồng– Câu chuyện nhân văn cảm động

“Bí kíp” của mẹ chồng nào có gì ngoài tình yêu, đầu tiên là yêu mình, sau đó đến yêu người. Lo cho mình sao thì lo cho người vậy.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay'?

Cổ nhân cho rằng, số phận con người liên quan đến nhiều yếu tố, ví dụ như giờ sinh, tướng đi, bàn tay, bàn chân... Thế mới có câu "đàn bà nhìn chân, đàn ông nhìn tay".

Đề xuất