Sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ - Câu chuyện là bài học để đời ai cũng nên đọc
Cơ hội không phải lúc nào cũng mang lại may mắn nếu bạn không biết cách nắm bắt. Đôi khi, cơ hội còn là mở đầu của một chuỗi bi kịch khác mà bạn không lường trước được.
Một người thợ rèn hằng ngày gánh đồ nghề đi khắp làng để sửa chữa đồ dùng cho mọi người.
Nhờ có sự khéo léo trong kỹ năng, lại tốt bụng và giá cả cũng phải chăng ông nên có rất đông kháсh hàng. Nguồn thu nhập từ công việc này đã giúp ông nuôi sống cả gia đình.
Một hôm, như thường lệ, ông lại gánh đồ nghề đi trên đường làng. Bỗng nghe tin Hoàng thượng sắp đi qua đây. Ông vội tránh vào vệ đường và qùy rạp xuống, hy vọng có cơ hội ngắm nhìn dung nhan thánh thượng.
Nghe tiếng vó ngựa dường như rất gần mình, ông tò mò ngẩng đầu lên thì thấy ngự giá của Hoàng thượng đang ở ngay trước mặt. Quá ѕợ hãi, ông vội dập đầu lia lịa xin tha tội.
Thì ra khi đi ngang qua người thợ rèn, Hoàng thượng nhìn thấy gánh đồ nghề bên cạnh ông nên nghĩ ông là một người thợ sửa сhữа. Vì xe quá xóc khiến vương miện của Hoàng thượng có vài chỗ lỏng lẻo, nhà vua mới quyết định đỗ lại để sửa сhữа.
Nhận chiếc vương miện, người thợ rèn vội quỳ xuống, bắt đầu sửa chữa. Nhà vua thấy tay nghề của ông giỏi nên rất ưng ý, thưởng ngay cho ông một trăm lạng bạc.
Quá vui mừng, người thợ rèn chạy như bay về nhà. Trên đường đi, ông bất chợt nhìn thấy có một con hổ ở bên vệ đường. Cho dù ông khá sợ hãi nhưng đã kịp định thần lại vì thấy con hổ không có ác ý gì.
Nhìn kỹ hơn, ông thấy con hổ đang giơ cao một chân trước lên, nét mặt lộ rõ vẻ đau đớn. Ông lấy hết can đảm tiến lại phía con hổ, phát hiện chân nó bị một cái gai rất to đâm vào.
Ông vội vàng lấy dụng cụ ra, giúp con hổ bỏ cái gai đó đi. Con hổ tỏ ra rất biết ơn và đền đáp ông một con hươu to. Người thợ rèn cảm thấy vô cùng tự hào và hãnh diện về khả năng của bản thân.
Từ hôm đó, ông không gánh dụng cụ đi khắp nơi nữa, mà treo một cái biển to trước cổng nhà, trên đó có viết dòng chữ: "Chuyên sửa mũ cho vua, nhổ gai cho hổ".
Thế nhưng, cũng từ đó trở đi, công việc làm ăn của ông ngày càng sa sút, khiến gia đình lâm vào cảnh khốn đốn.
Bài học rút ra
Qua câu chuyện trên có thể thấy, sai lầm của người thợ rèn là ông lấy vận may ngẫu nhiên để làm cơ sở lập nghiệp cả đời, lại còn không chăm chỉ làm việc.
Có rất nhiều người, nhờ một cơ hội đặc biệt nào đó mà "phất" lên. Nhưng cơ hội không phải lúc nào cũng mang lại may mắn cho bạn nếu không biết cách nắm bắt. Đôi khi, cơ hội còn là mở đầu một chuỗi bi kịch kháс mà bạn không thể lường trước được.
Muốn đạt thành công trong sự nghiệp, không chỉ cần có cơ hội mà còn cần có sự chuẩn bị một cách chắc chắn về giá trị năng lực của bản thân. Đồng thời, không ngừng nỗ lực và phát huy thế mạnh nghề nghiệp thì mới có thể trở thành người ưu tú.
Xem thêm: Câu chuyện "Chặt thông hay bạch dương trước" hé lộ nguyên nhân thất bại của không ít người
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận