Đêm 23 Tết – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi nhìn theo hai bóng hai cha con hòa vào dòng xe hối hả trên đường vào đêm 23 tết chợt bỗng thấy mắt mình cay cay… mong tết sẽ ấm yên với họ.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

9 giờ tối, sau khi cơm nước xong, như thói quen mọi ngày tôi đi bộ dọc theo lề đường đến công viên nhỏ gần nhà  tập thể dục.

Trời đêm Sài Gòn ngày cuối năm thật dễ chịu, có chút mát lạnh đủ để làm cho người ta thèm cảm giác được quây quần bên những người thân thân. Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc một năm…

“Chú ơi, mua giùm con vài tờ vé số đi chú”, câu nói của con bé đã cắt ngang dòng suy nghĩ của tôi. Con bé này mọi ngày đi ngang qua tôi vẫn gặp và thỉnh thoảng cũng mua giúp nó vài tờ vé số: “Con ăn cơm chiều và học bài chưa mà đã đi bán rồi?”.

“Dạ, con ăn rồi chú ơi. Nay trường con cho học sinh nghỉ tết sớm nên hôm nay con sẽ đi bán trễ hơn chút”, con bé vừa nói vừa cười như đang có chuyện gì vui vẻ lắm.

dem-23-tet-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Tép là tên thường gọi của con bé, quê nó ở tận Hồng Ngự, Đồng Tháp, theo cha lên Sài Gòn tìm kế sinh nhai. Ba nó làm phụ hồ, tối về hai cha con hay ra khu vực gần công viên này để bán vé số kiếm thêm thu nhập. Nó học lớp 2 nhưng người nhỏ xíu, chỉ như bọn trẻ học mẫu giáo.

Có lần tôi hỏi Tép: “Sao lần nào ra đây cũng chỉ gặp có hai cha con, mẹ con đâu?’. Nó không trả lời mà ngước lên nhìn bầu trời đêm, khóe mắt đỏ hoe bảo: “Ba nói với con mẹ chê ba nghèo nên bỏ đi lấy chồng khác rồi chú”. Tội nghiệp con bé, nó còn quá nhỏ để hiểu được chuyện của người lớn…

“Hình như hôm nay chú thấy con có chuyện gì vui lắm phải không?”, tôi hỏi con bé.

“Dạ, ba con đang ăn cơm ở phòng trọ, ba hứa chút nữa ra đây chở con đi mua đồ Tết đó chú. Mua chỗ gần ngã ba đằng kia, chỗ áo đầm sida đó chú, ba hứa mua cho con 2 cái váy. Con thích được mặc áo đầm giống các bạn lắm”, Tép líu lo chỉ tay về hướng ngã ba trước mặt.

“Mà chú ơi, đầm sida là đầm kiểu gì vậy chú?”, con bé hỏi tôi.

“Ờ, thì là hiệu của chiếc áo đầm đó con”, tôi ngập ngừng trả lời nó cho qua chuyện.

Tội nghiệp con bé, nó đâu hiểu được đồ sida là gì, nó chỉ biết đó là chiếc áo sẽ được ba mua cho và nó chưa hề có. Trong khi những đứa trẻ tầm tuổi Tép vào dịp lễ Tết thế này thường được ba mẹ dẫn đến shop thời trang hay siêu thị để thỏa sức chọn những chiếc váy áo thật đẹp, thơm mùi vải mới thì nó chỉ được mặc chiếc áo còn thoang thoảng mùi thuốc sát trùng và thuốc tẩy.

“Ba con tới rồi chú ơi”, con bé reo lên phấn khởi.

Tôi quay sang nhìn thì thấy anh Hùng, ba của Tép đạp xe tới. Tôi có đôi lần trò chuyện với anh nên biết anh là người thật thà và tử tế. Tội nghiệp, giữa bao nhiêu nỗi lo toan bộn bề cơm áo gạo tiền nhưng vẫn dành thời gian và những điều tốt đẹp nhất cho con gái mình, trong điều kiện có thể.

"Tạm biệt chú, con đi mua đồ Tết với ba đây", con bé nói xong liền leo tót lên yên sau xe đạp, vòng tay ôm chặt ba nó. Tôi nhìn theo hai cha con hòa vào dòng xe hối hả trên đường, thấy mắt mình hơi cay, giờ đến lượt tôi phải cố ngước nhìn lên bầu trời. Đêm 23 Tết, trăng đã gầy nên không đẹp lắm…

Xem thêm: “Máy rút tiền tự động” của nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Đọc thêm

Tôi có nên theo lời vợ, rồi phấn đấu bù đắp cho em sau, hay cứ vay mượn để mua vàng cưới vợ, lo đám thật trọn vẹn, cưới xong thì trả lại cho bạn bè?

Đau đầu vì chuyện mua vàng cưới vợ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Câu nói nửa đùa nửa thật của bố vợ khiến tôi xúc động vô cùng, cảm giác công sức mua quất tết bao năm nay của mình đã thực sự được ông ghi nhận.

Cây quất Tết của chàng rể nghèo – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Mấy năm nay tôi không về quê ăn tết, cũng chẳng biết chúng nó có hương đèn cho các cụ và bố nó chu đáo hay lại để bàn thờ lạnh lẽo…

Mẹ già không dám về quê ăn Tết – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Cuộc sống của chúng ta sẽ tốt hơn mỗi ngày khi ta hội tụ đủ 7 yếu tố dưới đây.

Cổ nhân nói: Phúc thọ sẽ về khi ta làm tốt những điều này
0 Bình luận

Không bao giờ nổi giận với người khác, và cũng không nổi giận với chính mình, mới được gọi là chân nhân!

Trí tuệ cổ nhân: Tức giận là bản năng, kiềm chế cơn giận là bản lĩnh
0 Bình luận

Chính trực chính là cái gốc làm người. Bởi người chính trực thường sẽ chân thành, có đạo đức cao cả, tiết tháo nghĩa hiệp và khiêm nhường, hòa ái...

Cổ nhân dạy: Cái gốc làm người chính là người chính trực
0 Bình luận


Bài mới

Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 13 phút trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 giờ trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đề xuất