Mẹ già không dám về quê ăn Tết – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mấy năm nay tôi không về quê ăn tết, cũng chẳng biết chúng nó có hương đèn cho các cụ và bố nó chu đáo hay lại để bàn thờ lạnh lẽo…

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đang loay hoay trồng cây đào vào chậu, bà cụ hàng xóm sang chơi, hỏi tôi mua hoa sớm vậy. Tiện miệng, tôi hỏi bà: “Nhà bà chuẩn bị tết được nhiều chưa ạ? Năm nay bà ăn tết ở đây hay về quê?”.

Nghe thấy tôi hỏi, bà lặng người đi một lát rồi nói: “Tôi ăn tết ở đây thôi chứ về quê làm sao được nữa”. Nói rồi bà bỏ chiếc dép ra kê xuống ngồi, giãi bày tâm sự chuyện nhà mình.

Bà sinh được 6 người con, hiện tại ở quê có con trai cả và hai cô con gái lấy chồng cùng làng. Con trai thứ hai do làm ăn thất bát nên vào Nam trốn nợ. Một cô con gái lấy chồng và làm việc ở Hà Nội. Còn hiện bà đang ở cùng nhà cô con gái út.

Các con bà đều có nhà riêng, có công ăn việc làm. Riêng con trai cả có hai đứa con đang làm việc ở Nhật Bản.

Trước đây, hai ông bà không sống cùng các con mà ở trong căn nhà do tổ tiên để lại. Vả nhà đất, vườn tược cũng hơn 200m2. Cách đây gần chục năm, ông mất vì bạo bệnh, nhà chỉ còn mình bà. Các con gái lo bà ở một mình buồn, lúc trái gió trở trời không có ai bên cạnh nên sau giỗ đầu cho bố liền đón mẹ về ở cùng. Nay bà ở nhà này, mai lại ở nhà kia.

me-gia-khong-dam-ve-que-an-tet-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Sau khi sang nhà mới cho bố xong, bà gọi các con về nói sẽ giao lại căn nhà tổ tiên này cho con trai trưởng để anh lo giỗ chạp cho bố và tổ tiên dòng họ. Mọi người đều nhất trí với quyết định của bà. Dù trước đây khi bố còn sống, những ngày giỗ chạp hay công việc gì vợ chồng anh con trai trưởng cũng đều kệ bố mẹ và các em. Cỗ dọn ra, hai vợ chồng mới đến, đã vậy còn hạch sách này kia.

Mọi người rất khó chịu với thái độ vợ chồng anh cả, nhưng không ai nói ra vì muốn nhà cửa yên ấm. Bà nghĩ là do trước đây bố mẹ đứng ra lo toan hết nên vợ chồng con trai lớn mới ỷ y dựa dẫm, làm mình làm mẩy. Giờ được giao quyền thừa kế thì chúng sẽ có trách nhiệm, làm tròn bổn phận của mình.

Giao nhà xong, vợ chồng con trưởng yêu cầu bà sang tên cả trên sổ đỏ chúng mới đồng ý nhận. Sau một thời gian sống chung, không thể hòa hợp với con dâu, bà đến nhà con gái út ở.

Những tưởng bà đã làm tròn trách nhiệm, có thể yên tâm nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già. Nào ngờ sổ đỏ ký còn chưa ráo mực vợ chồng con trưởng đã đòi bán ngay ngôi nhà mà không hề bàn bạc với mẹ và các em.

Khi thấy người ta đến dọn đồ, chuẩn bị xây nhà mới mọi người mới vỡ lẽ. Bà và các con gái muốn chuộc lại căn nhà nhưng không được. Bán nhà được khoảng tiền lớn nhưng vợ chồng con trưởng cũng không đưa cho mẹ và các em đồng nào. Thậm chí mẹ ở nhà em út, cả hai cũng không một lời hỏi han hay đưa cho em một xu để nuôi mẹ.

Không còn nhà từ đường, mỗi lần tới đám giỗ là mọi người phải đến nhà con trưởng. Dù tuổi cao sức yếu, không đi được ô tô, nhưng đến những ngày kỵ nhật bà vẫn phải thuê xe ôm đi mấy chục cây để về quê, dù vợ chồng con trưởng vẫn như trước, không chuẩn bị hay nhắc nhỏm gì đến. Lúc mọi người kéo đến làm cỗ, con dâu cả mặt nặng như chì, đụng chút là gắt gỏng, đá thúng đụng nia. Bị bà nhắc nhở, cô liền bốp chát lại: “Đó không phải trách nhiệm của tôi. Về đây làm giỗ ồn ào, bẩn hết nhà cửa lại phải khổ tôi dọn dẹp”.

Nghe thấy con dâu nói vậy, bà cố nhìn xem con trai có ý kiến gì không, nhưng nhận lại chỉ là sự yên lặng đồng tình với vợ. Trước thái độ đó của các con, bà đau lòng nhưng cũng chẳng biết phải làm sao. Bà chỉ trách mình không sớm nhận ra sự bội bạc, vô ơn của chúng để giờ đây phải rơi vào cảnh khốn cùng.

Mấy người họ hàng đến ăn giỗ cũng lắc đầu ngán ngẩm khi nghe cô con dâu cả nói vậy. Ai cũng bảo bà những năm sau chỉ nên thắp hương thôi, mọi người cũng chẳng muốn đến để chứng kiến sự hỗn hào của cô con dâu này nữa.

Bà kể đến đấy thì thấy nước mắt dâng trào. Ngồi một lát, bà ngậm ngùi nói: “Thế nên bấy lâu nay mỗi lần về quê có việc tôi đều ở nhà hai cô con gái chứ có ở nhà con trai đâu. Vợ nó bảo, về ở ngày nào thì phải đưa tiền ăn ngày đó. Mấy năm nay tôi không về quê ăn tết, cũng chẳng biết chúng nó có hương đèn cho các cụ và bố nó chu đáo hay lại để bàn thờ lạnh lẽo… tôi nghe mọi người trong làng bảo nhà chúng nó tết đến toàn đóng cửa đi chơi, du lịch đó đây cùng bạn bè”.

Nghe xong chuyện của bà tôi vừa thấy thương vừa thấy buồn vì cách ăn ở của con trai, con dâu bà. Không biết họ nghĩ gì mà lại đối xử với mẹ mình như vậy?

Xem thêm: Ám ảnh những cuộc họp gia đình – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Câu nói nửa đùa nửa thật của bố vợ khiến tôi xúc động vô cùng, cảm giác công sức mua quất tết bao năm nay của mình đã thực sự được ông ghi nhận.

Cây quất Tết của chàng rể nghèo – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tôi có nên theo lời vợ, rồi phấn đấu bù đắp cho em sau, hay cứ vay mượn để mua vàng cưới vợ, lo đám thật trọn vẹn, cưới xong thì trả lại cho bạn bè?

Đau đầu vì chuyện mua vàng cưới vợ - Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Nghĩ lại chị Diễm vẫn thất thật may vì mình đã lên tiếng phản đối cuộc họp gia đình khi ấy, dẫu có vài người chẳng vừa ý nhưng miễn cuộc sống bình yên là được.

Ám ảnh những cuộc họp gia đình – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Quy luật ở đời, có được ắt có mất. Vì thế, hãy bình thản đối diện, tìm cách vượt qua chứ đừng so bì, chìm đắm trong đau khổ để rồi hủy hoại cả đời mình.

Cổ nhân nói: Đời người có được ắt có mất, can cớ gì phải so bì?
0 Bình luận

Sống ở đời phải học cách chấp nhận, học cách hạ thấp kỳ vọng và chừa lại cho mình một đường lui...

Cổ nhân nói: Sống ở đời nhất định phải ghi nhớ đạo lý này
0 Bình luận

Khi các thành viên trong gia đình không còn tương tác, không còn quan tâm nhau nữa thì đó là dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút...

Cổ nhân nói: Có 2 dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút của 1 gia đình, có 1 thôi đã thấy đau lòng
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Lấy chồng muộn – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mặc cho mọi người ngọt nhạt rằng chị lớn tuổi rồi lấy chồng cũng chẳng ích gì, nếu muốn thì kiếm đứa con là đủ, nhưng chị vẫn quyết tâm lấy chồng vì muốn tìm nơi nương tựa cuối đời.

Hải An
Hải An 24 giờ trước
Phép màu có giá bao nhiêu? – Câu chuyện nhân văn cảm động

Thì ra, phép màu kỳ diệu ấy có giá một đô la mười một xu, cộng với niềm tin chân thành của một đứa trẻ và lòng tốt của người bác sĩ tử tế.

Đăng Dương
Đăng Dương 2 ngày trước
Món quà bất ngờ của mẹ tôi - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Ở cái tuổi xưa nay hiếm, mẹ tôi an nhàn hoàn toàn, cả thể chất lẫn tinh thần. Mẹ lạc quan, yêu đời và luôn là người truyền năng lượng tích cực cho con cháu.

Thanh Tú
Thanh Tú 3 ngày trước
Người xưa dặn: Bếp không có 3 thứ này gia đình giàu có, hút tài hút lộc

Trong phong thủy, bếp được xem là nơi “tụ tài, hút lộc”. Để vun đắp cho sự thịnh vượng của gia đình, gia chủ cần đặc biệt lưu ý tránh 3 điều tốt kỵ mà người xưa dặn dò.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Trông mong gì ở con trai – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cha mẹ nuôi con không kể ngày kể tháng, vậy mà tôi chỉ mới vừa bị bệnh con trai liền đùn đẩy trách nhiệm cho em gái… tôi nghe mà chua xót vô cùng.

Thanh Tú
Thanh Tú 6 ngày trước
Người giúp việc – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người ta gọi chị là “chị Oanh giúp việc”, nhưng cái tên giản dị ấy chưa bao giờ nói hết được về con người chị.

Thanh Tú
Thanh Tú 7 ngày trước
Chữ hiếu ngày nay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tiền cho vay được có thể sẽ giúp ai đó khấm khá lên, nhưng cũng có thể gây nên một thảm cảnh gia đình, nhất là trong thời buổi “chữ hiếu ngày nay” đang lắm điều cần bàn.

Hải An
Hải An 09/05
Lời khuyên của con rể - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lời nói của con rể khiến tôi không hài lòng, hay nói đúng hơn là thất vọng. Tôi không thể bán nhà cửa để vào viện dưỡng lão ở được...

Người xưa dặn: Có 7 kiểu đàn bà phá nát phúc đức nhà chồng, dù đẹp như tiên cũng tránh lấy 

Theo quan niệm của người xưa thì những kiểu phụ nữ này sẽ tạo nghiệp, ảnh hưởng tới phúc đức gia đạo nhà chồng nên tránh.

Con riêng của chồng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Tôi từng khuyên bạn thân bỏ chồng khi cô ấy phát hiện chồng có con riêng bên ngoài, nhưng đến khi chính mình rơi vào hoàn cảnh ấy tôi lại lưỡng lự không quyết định được.

Hải An
Hải An 06/05
Người xưa cảnh báo: Mang 3 thứ này vào nhà tài lộc tiêu tan

Có những vật tưởng như vô tri nhưng nếu mang vào nhà sẽ khiến tài lộc tiêu tan, gia đạo lục đục. Dưới đây là 3 thứ tuyệt đối tránh mang vào nhà.

Bố tôi và những chiếc răng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhìn nụ cười của bố tôi hạnh phúc vô ngần. Đôi khi báo hiếu không cần đến những điều to tát. Chỉ cần cha mình nhai ngon một bữa cơm, cười rạng rỡ không ngại ngùng, là đủ thấy lòng ấm.

Hải An
Hải An 05/05
15 chữ khiến phụ huynh phải suy ngẫm: 'Chọn ngành cho con nhưng mình chưa từng hỏi con muốn gì'

15 chữ ngắn gọn nhưng tựa như một lời thức tỉnh để hàng triệu bậc phụ huynh cần ngẫm lại xem mình đã thật sự hiểu con chưa?

Vì sao người xưa nói 'móng nhà vững chắc, 3 đời thịnh vượng'?

Ở đời, chúng ta sử dụng rất nhiều thứ - có thứ hỏng thì có thể thay được nhưng có những thứ nếu chọn sai thì rất khó sữa chữa, nhất là nhà cửa.

Khi nào có thời gian – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chỉ đến khi ngồi suốt đêm bên giường bệnh tôi mới nhận ra cái gọi là “khi nào có thời gian” chính là lời hứa suông lớn nhất đời người.

Hải An
Hải An 04/05
Triết lý từ chuyện tình trong phim Thiện nữ u hồn: Thiện lương mà không có sức mạnh chỉ là thứ vô dụng!

Phải xem đi xem lại đến vài lần phim "Thiện nữ u hồn", tôi mới để ý đến câu nói: "Thiện lương mà không sức mạnh chỉ là thứ vô dụng".

PC Right 1 GIF
Đề xuất