Đã trưởng thành thì đừng làm 4 chuyện tốn công vô ích này kẻo lãng phí công sức lẫn tiền tài

Đã trưởng thành thì phải biết quản chính mình, trước khi đưa ra bất kỳ sự trợ giúp nào cũng nên suy nghĩ thật cẩn thận. Kẻo tổn công vô ích, lại còn chuốc thêm phiền phức vào người.

Diệu Nguyễn
06:00 29/05/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

1.   Đã trưởng thành chuyện không liên quan đến bản thân, đừng quản

Người xưa có câu: “Bệnh từ miệng vào, họa từ miệng ra”. Thị phi và rắc rối trên đời chủ yếu xuất hiện do lời nói không kiểm soát mà thành. Khi gặp chuyện không liên quan đến bản thân, bạn càng dây dưa thì chúng lại càng quấn chặt lấy bạn.

Hầu hết hành vi “quản chuyện thiên hạ” đều đơn thuần xuất phát từ tính tò mò của con người. Khi bạn nảy sinh lòng hiếu kỳ, dù biết là không nên bạn vẫn vô tình chú ý đến những sự vật, sự việc tương quan. Sau đó, khi bạn cho rằng mình đã hiểu được một phần câu chuyện, tự dưng sẽ nảy sinh tâm lý muốn “lo chuyện bao đồng”.

Da-truong-thanh-thi-dung-lam-4-chuyen-ton-cong-vo-ich-nay-1

Để rồi hậu quả nhận lại là, không những không nhận được lời cảm ơn, mà còn nhận về mình tai họa. Bởi vì những chuyện đó vốn dĩ không liên quan đến bạn, bản thân bạn cũng chỉ hiểu được một vài phần. Sự can thiệp của bạn không biết có giúp họ giải quyết vấn đề hay không, nhưng chắc chắn sẽ gây mích lòng người khác. Người xung quanh, thậm chí là người trong cuộc sẽ cho rằng bạn là “đồ rỗi hơi”, “kẻ thích xía vào chuyện người khác”,… Bạn thấy đấy, hành động đó vừa tốn công vô ích, lại vừa đem tiếng xấu về mình. Vậy hà cớ gì bạn cứ phải chui đầu vào đấy?

2.   Đã trưởng thành chuyện liên quan tới vay nợ, đừng mong chờ

Có người nói rằng: “Tiền đã cho vay như bát nước hắt đi, đòi lại được thì là may mắn, không đòi lại được thì chính là định mệnh cuộc đời”.

Bạn đã từng là người cho vay? Bạn đã từng bị người khác bùng nợ? Bạn đã từng bị khất nợ hết lần này tới lần khác, mất sức “chín trâu hai bò” mới lấy lại được số tiền ban đầu?

Trên thực tế, hầu hết chúng ta đều từng gặp qua những chuyện như vậy, thậm chí còn gặp rất nhiều lần. Bởi vì đại đa số mọi người đều có lòng tốt bụng muốn giúp đỡ người khác khi họ gặp khó khăn. Và chúng ta cũng không quá giỏi trong việc từ chối người khác. Bởi sợ lời từ chối có thể phá hỏng mối quan hệ hiện tại, cho nên dù trong lòng ức chế, nhiều khi vẫn phải tặc lưỡi chấp nhận cho qua.

Vì thế, đã trưởng thành, đã trải qua nhiều bài học biến cố trong đời, bạn cần biết rằng mình không nên ban phát sự nhân hậu một cách bừa bãi. Lại càng không nên tiếp nhận lòng tốt của người khác một cách ỷ lại.

3.   Đã trưởng thành chuyện vi phạm đạo đức, đừng làm

Dù chỉ một lần cũng đừng bao giờ làm ra những chuyện vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục và nguyên tắc làm người của bản thân. Bởi có lần một, sẽ có lần hai và nó sẽ trở thành mầm mống tạo ra những thói quen xấu, tiêu cực trong tương lai.

Người xưa có câu: “Đức không xứng vị, tất có tai ương”. Tức là, đức hạnh và địa vị của một người phải luôn tương xứng với nhau. Nếu như có sự chênh lệch ắt sẽ dẫn tới tai họa.

Da-truong-thanh-thi-dung-lam-4-chuyen-ton-cong-vo-ich-nay-2

Dù bản lĩnh lớn tới đâu, tài hoa cao đến mấy thì một người cũng phải có giá trị và nguyên tắc tương xứng với vị trí của mình. Có đức mà không có tài, làm việc gì cũng khó. Ngược lại, người có tài mà không có đức thì chỉ là người vô dụng.

Một người dù có tài nhưng luôn tìm cách hãm lại, lợi dụng người khác thì sẽ khó lòng được mọi người tin tưởng, trọng dụng. Một người giàu có nhưng nghèo khó về tình thương sẽ bị mọi người xa lánh. Tài năng nếu không đi đôi với đạo đức thì cũng “cháy rụi” theo thời gian. Thậm chí, nó còn kéo theo tai ương cho bản thân và cộng đồng.

4.   Đã trưởng thành chuyện không đủ năng lực, đừng cố

Tập sách "Tăng Quảng Hiền Văn", tuyển tập thành ngữ - tục ngữ - ngạn ngữ Trung Quốc, có câu: “Sức hèn chớ vác nặng nhiều, nói không trọng lượng chớ điều khuyên ai”. Đại ý, khi khả năng của bạn còn quá nhỏ bé, đừng nhận nhiệm vụ quá lớn lao. Khi lời nói của bạn không đủ trọng lượng, xin đừng lãng phí thời gian đi thuyết phục người khác. Bởi trong mắt đối phương, lời khuyên của bạn vô nghĩ và chẳng đem đến giá trị thiết thực nào.

Lấy một ví dụ, một doanh nhân thành công tới hội thảo chia sẻ bí quyết làm giàu. Tất cả mọi người đều sẽ vỗ tay khen hay. Nhưng nếu thay thế vị trí diễn giả đó bằng một người nghèo khó. Thì dù cùng nói một nội dung tương tự, anh ta cũng rất khó gây dựng được lòng tin của mọi người.

Khi bạn không đủ bản lĩnh, dù nói hay đến mấy cũng chỉ là lời sáo rỗng mà thôi. Càng trưởng thành bao nhiêu, bạn sẽ cảm nhận rõ điều này bấy nhiêu. Bước ra xã hội bạn sẽ thấy, điều mà người khác quan tâm đến không phải lời nói mà là hành động và thực tiễn.

Xem thêm: Bó củi thắng được từ vị sư già – Câu chuyện sâu sắc về thắng thua ở đời[

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận