Của để dành – Câu chuyện nhân văn cảm động

Ba bạn chuẩn bị cho cuộc đi xa bằng cách gửi lại con trai chút của để dành. Cả đời người đàn ông ấy chắt chiu cũng chỉ để dành cho các con, chẳng bao giờ nghĩ cho bản thân mình dù chỉ một lần

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Từ hồi cấp 1 mình đã nghe bạn than vãn về ba. Bạn bảo: “Ông già ở nhà tối ngày mở miệng ra chỉ biết tiền tiền thôi”.

Hồi nhỏ, bạn đòi mua cây súng nước, ba bạn hỏi: “Có ăn được không?”. Lớn chút nữa, bạn đòi mua trái banh, ba bạn cười: “Có ăn được không?”. Rồi lên cấp 3, bạn đòi đi học guitar, ba bạn nhìn bạn bảo: “Môn đó có thi tốt nghiệp không?’.

Nhấp chút rượu, giọng bạn buồn buồn: “Bao nhiêu năm rồi mà tính ông già vẫn y chang vậy!’. Bạn đòi bán mảnh đất sau ra để ra phố ở, ông già cười nói: “Ra đó lấy gì ăn?”. Bạn nói, nhiều không biết nói chuyện gì với ông già, bởi kiểu gì ổng cũng chốt hạ câu “có ăn được không” hay “rồi có mài ra ăn được không”. Mình nghe vậy thì cười, thầm nghĩ có khi vậy lại tốt.

Mình nhớ hồi nhà bạn còn ở trong khu tập thể của giáo viên, ba bạn trong ký ức của mình là một người hiền lành, chịu khó. Có ông thầy Tư sát vách vẫn hay cười trêu ba bạn là “trùm sò” tại có mấy lần lãnh lương, ba bạn gom lại hết để đi sắm vàng để cất làm của để dành. Đếm tới đếm lui còn thiếu đúng 100.000 đồng nữa là được 2 chỉ vàng, ba bạn liền qua nhà thầy Tư kế bên mượn cho đủ. Thầy Tư thấy vậy cười bĩu môi nhưng vẫn cho mượn. Để có lần con thầy Tư bị đụng xe, phải chuyển lên tuyến trên, ba bạn mang vàng tích góp dúi vào tay đồng nghiệp bảo: “Cầm theo mà phòng thân”.

Hồi nhỏ, bạn thích trồng cây kiểng, hễ thấy cây gì lạ là bạn lại hì hục đào xới mang về trồng trước khu tập thể. Ba bạn lắc đầu bảo: “Trồng bụi mồng tơi, gốc hành, cây ớt,… có phải tốt hơn không”. Bạn nghe vậy định cãi mà biết trước câu trả lời nên thôi.

Vào tiết của ba bạn, bạn hay ngồi nhăn nhó với mình vì cái quần “chó táp 3 ngày chưa tới” với các áo ngả phèn của ba bạn. Bạn hay cằn nhằn mỗi khi ba sắm quần áo mới cho bạn, bộ nào cũng phải mặc tới nửa năm mới vừa. Ba bạn nói: “Con nít mau lớn, mua trừ hao đến đó là vừa”. Thế là suốt năm tháng đi học bạn phải mặc đồ rộng thùng thình, tụi trong lớp thấy vậy thì chọc quê bạn mặc đồ cả ba.

cua-de-danh-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Hàng xóm nói nhà bạn ăn hết cái đầm rau muống ở ủy ban xã, đến nỗi người ta muốn hái ăn cũng ngại. Ba bạn chiều nào cũng đem rổ ra đồng hái rau, giăng lưới, câu cá nên người ta hiếm lắm mới thấy nhà bạn đi mua thịt cá ngoài chợ. Lên cấp 3, bạn giận dỗi lúc ba bạn chiên cơm cho bạn mang theo những hôm học hai buổi. Thấy thế, mình bảo: “Mày không ăn thì mang theo cho tao”.

Quanh nhà bạn đau đâu cũng là cây thuốc. Ho thì có cây cỏ cứt heo, chảy máu đứt tay thì có cây cỏ mực, cảm hốt thì hái lá ổi, lá sả nấu nước mà xông… Ở gần nhà bạn nên mình cũng học lỏm được mấy loại cây thuốc. Bạn thì chẳng bao giờ tin những cây cỏ cho bò ăn đấy lại chữa bệnh được cho người.

Bạn nói: “Nhìn ông già ở nhà mà tao phát rầu”. Hôm nọ, bạn mua đôi giày tây về cho ba để có cái đi đám tiệc với người ta. Ba bạn cầm đôi giày, giọng buồn buồn bảo: “Đôi giày gì mà bằng tiền ăn cả tháng”. Bữa đó mình đứng về phía ba của bạn: “Mắc vậy là tao, tao cũng không dám mang”.

Ngày mà mấy đám cỏ sau nhà không còn sức níu giữ ba bạn lại. Bạn ngồi túi vàng trong tay ôm mặt gục khóc. Ba bạn chuẩn bị cho cuộc đi xa bằng cách gửi lại con trai chút của để dành. Ba bạn thều thào bảo: “Chỗ này ba cho con Hai, chỗ này ba cho thằng Út, còn chỗ này là phần làm mồ mả cho tao với má mày”. Mình thấy bạn không lấy túi vàng, lắc đầu nguầy nguậy. Mình đứng lặng bên ba bạn rất lâu, cả đời người đàn ông ấy chắt chiu cũng chỉ để dành cho các con, chẳng bao giờ nghĩ cho bản thân mình dù chỉ một lần.

Xem thêm: Tình nghĩa láng giềng – Câu chuyện nhân văn cảm động

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Hôm nay, anh về thăm mẹ, xuống chái bếp đen đầy khói, nhìn nồi cá kho cạn đáy của mẹ, mắt anh bỗng cay xè…. Mẹ ơi, con có lỗi với mẹ nhiều quá!

Nồi cá kho của mẹ - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Vì bát nước mắm mà sự thật về cậu con út giàu có, lương tháng trăm triệu của bố mẹ chồng bị bại lộ. Sau vụ ấy, em chồng tôi ê chề, còn bố mẹ cũng chẳng dám lên mặt khoe khoang nữa.

Bát nước mắm – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
0 Bình luận

Cho hàng xóm vay tiền trả nợ, 35 năm sau bất ngờ nhận được sự giúp đỡ vào lúc khó khăn nhất. Miễn chúng ta tử tế, tình nghĩa với mọi người thì một ngày nào đó ta sẽ đón nhận được lòng tốt từ thế giới này.

Tình nghĩa láng giềng – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Tin liên quan

Chu Công không chỉ là một trong những một nhà chính trị tài ba mà còn là người cha mẫu mực. Ông có cách dạy con khiến người đời sau phải học tập.

Cổ nhân dạy con: Kính trọng bề trên, bản thân khiêm tốn
0 Bình luận

Sống ở đời, việc không như ý thường chiếm đến 8,9 phần. Vậy khi đối diện với chuyện không vừa ý, ta phải làm sao?

Cổ nhân dạy: Tu dưỡng lớn nhất của đời người là tha thứ
0 Bình luận

 Sống ở đời, hãy làm người chính trực, thẳng thắn, không hổ thẹn với trời đất, với lòng mình; bình thản vượt qua những thăng trầm cuộc sống.

Cổ nhân dặn: Làm việc không trì hoãn, giao tiếp không nhiều lời, làm người có chừng mực
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 3 giờ trước
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 2 ngày trước
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 4 ngày trước
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 5 ngày trước
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 06/07
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
Cổ nhân nói: “Vô dụng chỉ là hữu dụng đặt sai chỗ”, càng ngẫm càng thấy thấm!

Mượn chuyện cây cối, cổ nhân truyền dạy cho hậu thế đạo lý ngàn đời về “hữu dụng” và “vô dụng”, đó là vật vô dụng nếu được đặt đúng chỗ thì cũng thành có ích.

Gửi con về quê – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Mới gửi con về quê cho mẹ chồng trông được mấy ngày con dâu đã mặt hầm hầm bế thẳng cháu nội lên thành phố vì cho rằng bà không thương cháu khi chăm cháu theo kiểu "nhà quê".

Hải An
Hải An 29/06
Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa dặn “Vay gạo không vay củi, mượn áo không mượn giày”, nghe qua tưởng đơn giản, nhưng nếu hiểu trọn ý, ta sẽ thấy đây là lời dặn dò thấm đẫm sự từng trải và tinh tế của cha ông về đạo lý sống, phép cư xử và cách giữ gìn tình người trong đời sống thường ngày.

Hải An
Hải An 28/06
Tình yêu đích thực – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Mãi sau này cô mới hiểu, tình yêu không phải chỉ là những gì nói ra ngoài miệng, mà chính sự hy sinh thầm lặng mới là tình yêu đích thực trong đời!

Hải An
Hải An 27/06
Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông”, nghĩa là gì?

Cổ nhân nói “đầu người giàu không có tóc, chân người nghèo không có lông” nghe qua thì có vẻ dí dỏm, nhưng đằng sau là sự chiêm nghiệm sâu sắc về đời sống của hai tầng lớp trong xã hội: người giàu và người nghèo.

Hải An
Hải An 26/06
PC Right 1 GIF
Đề xuất