Có tên trong di chúc nhà hàng xóm – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Vợ chồng tôi không nghĩ rằng hành động xuất phát từ tấm lòng ấy lại nhận về bản di chúc có tên chúng tôi trong đó.

Diệu Nguyễn
15:48 19/07/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Amnhac.net

Bên cạnh nhà tôi có một bác hàng xóm tên Lụa. Bác ấy có 2 người con, cả hai đều đi làm xa, mỗi năm chỉ về thăm mẹ già được 1-2 lần. Thấy bác lớn tuổi, hai con ngỏ ý muốn đưa bác lên thành phố nhưng bác không đồng ý.

Bác Lụa bảo, con cháu bận rộn công việc học hành, bác lên ấy sống cùng lại gây phiền phức cho chúng với làm gia đình các anh chị thêm gánh nặng. Không đâu tự do và hạnh phúc bằng nhà mình, nên bác chẳng muốn đến sống nhà đứa nào cả.

Con trai bác Lụa cũng từng thuê người giúp việc đến phụ giúp mẹ, nhưng bác ấy thấy bản thân còn khỏe, còn tự làm mọi việc được nên cho người làm nghỉ, đỡ tốn tiền con cháu.

Thương bác hàng xóm tuổi già, không có người kề cạnh, bầu bạn nên hằng ngày vợ chồng chúng tôi xem bác như người già, quan tâm chăm sóc rất ân cần. Lúc đầu, chúng tôi còn mang canh cơm sang biếu bác mỗi ngày, lâu dần bác Lụa góp tiền hàng tháng nhờ tôi nấu ăn ngày 2 bữa cho bác. Bác sống một mình cũng buồn, tới bữa qua nhà tôi ăn uống, nói chuyện vui vẻ cũng tốt hơn.

Cứ vậy suốt nhiều năm qua, mối quan hệ giữa tôi với bác Lụa rất tốt. Thậm chí, những lúc bác bị bệnh cần đi viện, tôi và chồng cũng tranh thủ nghỉ việc, thay nhau ở viện chăm bác.

Nửa năm rồi, sức khỏe của bác Lụa yếu đi rất nhiều, không thể tự chăm sóc bản thân được nữa. Các con của bác ấy thấy vậy thì ngỏ lời, muốn chúng tôi chăm sóc bác và sẽ trả lương hàng tháng. Nhưng chồng tôi chỉ nhận giúp đỡ bác ấy chứ không chịu lấy tiền. Chồng tôi nói, ngày còn nhỏ, gia đình khó khăn, ngày nào anh cũng qua nhà bác Lụa để ăn cơm nhờ. Nhờ những bữa cơm ấy mà anh được ấm bụng, trưởng thành như hôm nay. Nên giờ việc giúp bác ấy là lẽ hiển nhiên, anh xem đó như một cách báo đáp cuộc đời đã cho anh gặp gỡ một người hàng xóm tốt bụng như bác Lụa. Mọi việc cứ xuất phát từ tâm như thế.

co-ten-trong-di-chuc-nha-hang-xom-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam

Lúc bác Lụa hấp hối, thật may các con của bác cũng về kịp để nhìn mặt mẹ lần cuối. Họ cũng rất cảm kích tấm lòng của vợ chồng tôi đã quan tâm, chăm sóc, phụng dưỡng bác trong những ngày tháng cuối đời.

Hôm thứ 2 vừa rồi, người con cả của bác Lụa qua nhà tôi nói chuyện. Anh ấy bảo, trong di chúc của bác Lụa có để lại cho vợ chồng tôi 2m đất chiều ngang và 15m chiều dài, đoạn giáp với đất nhà tôi.

Vợ chồng tôi nghe vậy rất ngạc nhiên, nhưng tự cảm thấy việc làm của bản thân rất nhỏ nên không dám nhận số đất ấy.

Không ngờ, anh con trai cả của bác lại nói: “Những năm qua, các em đã chăm sóc mẹ anh như người thân ruột thịt, bọn anh cảm kích vô cùng. Mẹ hi sinh quá nhiều cho bọn anh, ấy vậy mà những năm tháng cuối đời lại chẳng có đứa con nào bên cạnh để phụng dưỡng mẹ. Tâm nguyện trước khi mất của mẹ anh chính là muốn trả ơn các em bằng mảnh đất nhỏ, nên hai vợ chồng cứ nhận cho bà được thanh thản ở nơi suối vàng nhé!”.

Dù con bác Lụa nói thế nào đi nữa thì chồng tôi cũng không chịu nhận phần đất ấy, vì đó là tài sản của gia đình người ta, chúng tôi là người ngoài sao dám nhận. Thấy vợ chồng tôi kiên quyết nên anh con trai của bác Lụa đặt 100 triệu lên bàn và mong chúng tôi nhận tấm lòng của gia đình anh ấy. Vợ chồng tôi cảm thấy khó nghĩ quá.

Sưu tầm

Xem thêm: Cái ipad vỉa hè – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận