Cổ nhân nói: “Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn”, tại sao?

Cổ nhân nói “Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn”, đây là lỗi mà nhiều người mắc phải khi làm nhà. Tại sao người xưa lại nói như vậy và câu nói này đến bây giờ có còn áp dụng được không? Hãy tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Diệu Nguyễn
05:00 15/06/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Theo quan niệm của người xưa, cửa nhà quyết định rất nhiều đến hưng thịnh cũng như tài lộc của một gia đình. Vì thế, có rất nhiều lời dạy cổ xưa liên quan đến cửa nhà được tổ tiên truyền lại. Trong đó, có câu: “Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn”. Sau này, các chuyên gia đã giải thích câu nói này qua 3 khía cạnh: Phong thủy, tâm lý học và khoa học.

1.   Cổ nhân nói: “Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn” – Giải thích theo phong thủy

Người xưa cho rằng xây nhà là một việc rất quan trọng. Do đó, khi làm nhà người ta thường chú trọng đến yếu tố phong thủy.

Đối với một ngôi nhà thì chắc chắn cánh cửa là điều không thể thiếu. Vì nó được ví von như bộ mặt của ngôi nhà. Không những vậy, đây cũng là nơi đầu tiên đón tài lộc vào gia đình. Vì vậy, người xưa khi làm nhà thì cửa ra vào là một trong những thứ được quan tâm hàng đầu.

Co-nhan-noi-mot-nha-hai-cua-ca-cua-lan-nguoi-kho-toan-ven-1

Cửa nhà là nơi đón tài lộc, theo lẽ thường thì càng nhiều cửa sẽ càng đón nhiều may mắn. Nhưng người xưa lại căn dặn không được có hai cửa. Cụ thể, cổ nhân nói: “Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn”. Lý do là bởi vì điều này sẽ khiến cho tài lộc trong nhà bị thất thoát ra ngoài, gây hao tổn tài của.

Nhưng một số người lại cho rằng, trong một số ngôi nhà cổ rõ ràng là có 2 đến 3 cửa ra vào, vậy câu nói này có hợp lý hay không? Nếu bạn quan sát kỹ sẽ nhận thấy những cánh cửa này không rộng bằng cửa ra vào. Xưa nay, người ta không gọi chúng là cửa chính mà gọi là cửa hông hoặc của hậu. Vì không phải là cửa chính nên việc có thêm một số cửa phụ sẽ không ảnh hưởng đến phong thủy của ngôi nhà.

2.   Cổ nhân nói: “Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn” – Giải thích bằng tâm lý học

Một cách lý giải khác cho rằng, nếu một ngôi nhà mở ra hai cửa thì có nghĩa là các thành viên trong gia đình không hòa thuận với nhau.

Nhà là nơi tụ tập gia đình, không gian trong nhà là nơi gắn kết mọi người lại với nhau. Nhưng đối với những gia đình có mối quan hệ bất hòa, mọi người sẽ ra vào qua các cửa khác nhau để tránh cảm giác lúng túng hoặc khó chịu do gặp gỡ. Việc tránh né kiểu này chỉ là nhất thời, suy cho cùng vẫn sống chung với nhau dưới một mái nhà. Điều này lâu ngày sẽ gây ra thêm nhiều mâu thuẫn. Khi tình trạng này tích tụ đến ngưỡng nhất định, gia đình rất dễ tan vỡ.

Co-nhan-noi-mot-nha-hai-cua-ca-cua-lan-nguoi-kho-toan-ven-2

Người xưa vốn chú trọng đến vai trò của mái ấm. Gia đình tan nát thì làm sao tiếp tục hưng vượng được? Vì vậy, khi làm nhà, người xưa sẽ không mở hai cửa vào nhà với hy vọng có thể gắn kết các thành viên trong gia đình, tránh sự tan vỡ.

3.   Cổ nhân nói: “Một nhà hai cửa, cả của lẫn người khó toàn vẹn” – Giải thích của khoa học

Cách giải thích thứ ba sẽ có cơ sở khoa học hơn. Theo đó, người ta tin rằng, nếu một ngôi nhà có hai cửa thì chẳng khác nào tạo thêm một lối thoát hiểm cho kẻ trộm khi vào nhà. Đặc biệt là những gia đình vắng người, việc có hai cửa càng sẽ tạo cơ hội cho kẻ xấu “giở trò”, dẫn đến không chỉ tài sản mà tính mạng gia chủ cũng có thể bị đe dọa.

Co-nhan-noi-mot-nha-hai-cua-ca-cua-lan-nguoi-kho-toan-ven-3

Vì thế, người xưa khi xây nhà điều tốt kỵ là làm nhà hai cửa. Tuy nhiên, trong trường hợp bất đắc dĩ, thì họ cũng sẽ thiết kế những cửa nhỏ để giúp giảm nguy cơ khi có kẻ xấu đột nhập.

Xem thêm: Cổ nhân dạy: “Nằm ngủ chân không để hướng Tây, đầu không quay hướng Đông”, vì sao?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận