Ngẫm
Cổ nhân nói “Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp” có ý nghĩa gì?
Cổ nhân nói “Đàn ông sợ tháng Tám, đàn bà lo tháng Chạp”, tháng tám và tháng chạp có điều gì lại khiến người ta lo sợ đến vậy? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!

Cổ nhân nói “Đàn ông sợ tháng Tám”
Ở vùng phía Bắc của Trung Quốc, tháng 8 âm lịch thường rơi vào mùa thu hoạch, trọng điểm vào khoảng tiết Thu Phân.
Ngày xưa, lương thực được xem là một trong những vấn đề sống còn, rất quan trọng đối với người dân. Thu hoạch của một năm có tốt hay không phụ thuộc vào kết quả của những mùa gặt. Vì vậy, trong thời đại mà nam giới là lực lượng lao động chính thì mùa gặt cũng chính là khoảng thời gian nam giới bận rộn nhất năm. Vào thời cổ đại không có máy móc và công nghệ canh tác tiên tiến, nên họ chỉ có thể dựa vào sức lực của bản thân để đảm đương nhiệm vụ thu hoạch mùa màng nặng nề.

Cổ nhân nói “Đàn ông sợ tháng Tám” ở đây không có nghĩa là người đàn ông lười biếng, sợ lao động. Mà “sợ tháng Tám” ở đây chính là phép hoán dụ cho lòng tin, sự chờ đợi và có phần lo lắng cho khoảng thời gian quan trọng nhất trong năm. Cổ nhân nói câu này thực chất là biểu hiện của ước mong về một mùa gặt bội thu.
Ngoài hoạt động nông nghiệp thì tháng 8 âm lịch cũng là mùa trung thu, khoảng thời gian thiên nhiên hài hòa, dễ chịu. Chính vì thế, quãng thời gian này là cơ hội cho những tao nhân mặc khách, chủ yếu là nam giới tầng lớp cao hơn thể hiện tài năng văn thơ của mình. Với họ, sáng tác, cho ra đời những tuyệt tác văn chương cũng không kém phần quan trọng so với việc thu hoạch của người nông dân.
Cổ nhân nói “Đàn bà lo tháng Chạp”
Tháng 12 âm lịch hay còn gọi là tháng Chạp, đây là tháng cuối cùng của năm. Theo phong tục của người xưa, việc chuẩn bị cho tết Nguyên Đán thường bắt đầu vào ngày 8 tháng Chạp.
Nếu “đàn ông sợ tháng Tám” vì nó là khoảng thời gian nam giới bận rộn nhất, thì thời gian cuối năm là của nữ giới. Để đón năm mới người phụ nữ phải tất bật, lo rất nhiều việc như dọn dẹp nhà cửa, sắp sửa đồ thờ cúng, may vá quần áo, mua sắm tết, viết câu đối,… Để có một cái tết đủ đầy, việc chuẩn bị tết thường bị kéo dài suốt tháng nên vào tháng Chạp người phụ nữ hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi.

Đồng thời tháng mười hai âm lịch cũng là khoảng thời gian lạnh rét trong năm, phụ nữ làm việc trong thời tiết này quả thực khó khăn hơn. Người phụ nữ tần tảo, chu toàn mọi việc trong quãng thời gian có thời tiết khắc nghiệt nhất của một năm là hình ảnh đáng được tôn trọng. Vì vậy câu nói của cổ nhân "đàn bà lo tháng Chạp" thực chất là lời khen cho sự cần cù của nữ giới.
Xem thêm: Đón nhau ở sân bay - Câu chuyện nhỏ đầy ý nghĩa nhân văn
-
Ngẫm 4 ngày trước
Rượu nhạt uống mãi cũng say, người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàm
-
Ngẫm 4 ngày trước
Sự nhàn rỗi - Cái bẫy mà chỉ kẻ khôn ngoan mới vượt qua được
-
Ngẫm 09:00 19/03/2023
Sống ở đời, có 5 món nợ nhất định không thể mắc: Đừng dại rơi vào bẫy ân tình
-
Ngẫm 15:44 13/03/2023
"Quét lá trong sân chùa" - Câu chuyện dạy ta bài học về cách đón nhận mọi việc trong đời một cách tích cực nhất
-
Ngẫm 08:00 11/03/2023
Giúp đỡ - Câu chuyện nhân văn đáng suy ngẫm
-
Ngẫm 08:00 08/03/2023
Dù đối mặt với bao sóng gió ở đời, chỉ xin bạn nên hạn chế làm hai việc này
-
Ngẫm 08:00 23/02/2023
Câu chuyện cảm động về cố cầu thủ Christian Atsu và bài học sâu sắc dành cho tất cả chúng ta
-
Ngẫm 08:00 21/02/2023
"Ai giúp ta trong hoàn cảnh khó khăn?" - Bài học giúp bạn tỉnh ngộ và bớt cảm thấy cuộc sống nặng nề
0 Bình luận