Cổ nhân nói: “Còn sống không được dùng hai bữa”, đó là 2 bữa nào?
Trong lễ nghĩa xã giao xưa cổ nhân nói: “Còn sống không được dùng hai bữa”, ý nói ở đời có 2 bữa tuyệt đối không dùng, cố chấp sẽ nhận về “kết đắng”. Vậy đó là 2 bữa nào?

Cổ nhân nói: Bàn tiệc đã được dọn ra sẵn thì không được ăn
Trong cuộc sống hàng ngày không thể tránh khỏi những bữa tiệc linh tình, mỗi bữa tiệc đều có ý nghĩa và mục đích riêng. Nhiều người sẽ thắc mắc rằng trong bữa tiệc đồ ăn dọn sẵn ra là điều đương nhiên, tại sao cổ nhân nói không được dùng?
Trong lời dạy trên, bàn tiệc đã dọn lên ý chỉ, khi đến thăm một gia đình với tư cách là khác, nếu thấy chủ nhà đã dọn đồ ăn rồi thì phải biết ý không được dùng bữa nữa, nếu không sẽ bị coi thường. Bởi vì trong trường hợp này, người chủ nhà rõ ràng đã không coi trọng người được mời.
Lý do thứ nhất, người xưa có nghi thức mời khách đến nhà mà dọn cơm ra trước có nghĩa là thiếu tôn trọng đối phương. Vì nếu coi trọng, dù khách có tới muộn họ cũng đợi được.

Lý do thứ hai là bạn đến muộn, khi tất cả mọi người đã yên vị ngồi ăn uống mà bạn đến sau thì đó cũng là hành vi thất lễ. Lúc này, người đến sau phải biết ý nhanh chóng rời đi để tránh bị mọi người bàn tán.
Xuất phát từ hai nguyên nhân trên, những ai khi gặp phải trường hợp này, nói chung là không nên ăn. Nếu cứ vô tư ngồi vào bàn sẽ bị mọi người coi thường và đánh giá. Đương nhiên, giữa bạn bè thân thiết thì quy tắc này không tính.
Cổ nhân nói: Rượu đã rời bàn, không được đụng
Cái gọi là “rượu đã rời bàn” thực ra cũng giống như “tiệc đã dọn sẵn”. Nó có nghĩa là, bữa tiệc đã hết thì có khách đến bất ngờ, chủ nhà lúc này mang rượu cũ ra rời thì phải từ chối, nếu không sẽ bị coi thường. Vì trong trường hợp này, việc sử dụng rượu cũ đồng nghĩa với việc không tôn trọng khách trong bàn, khiến cho những người có mặt thêm khó chịu.

Vào lúc này, trên bàn đã đầy đồ ăn thừa, nếu ngồi cố thì cũng không hay. Bên cạnh đó,việc ngồi lại cũng khiến gia chủ phải bận rộn chuẩn bị thêm món mới, gián tiếp mang đến phiền phức cho gia chủ. Hơn nữa, dân gian Trung Quốc có câu: “Ăn xong không được uống lại”, vì "cơm" (饭) và "phạm" (犯), "rượu" (酒) và "lâu" (久) là từ đồng âm. Do đó, nếu uống sau bữa ăn sẽ bị gọi là "phạm thượng", là vô lễ với người lớn tuổi.
Ngày xưa, cổ nhân rất coi trọng lễ nghĩa xã giao nên mới có câu “Còn sống không được dùng hai bữa". Ngày nay, mọi thứ thoải mái hơn, nhưng chúng ta cũng nên nắm kỹ những quy tắc này, nhất là khi ra ngoài dự tiệc ở những nơi xa lạ, sang trọng để tránh mất mặt, nhận về “kết đắng” không đáng có.
Xem thêm: Cổ nhân nói: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”, lý do vì sao?
Đọc thêm
Cổ nhân nói: “Thà ở trong mộ cổ còn hơn ở miếu hoang”, là câu nói dành cho những người đam mê xê dịch, nơi đáng sợ hóa ra lại an toàn hơn.
Cổ nhân nói “Thêm tường cao, nhà gặp họa”, là câu nói hàm chứa kinh nghiệm của người xưa trong quá trình xây nhà. Dù có tiếc tiền đến đâu cũng không được làm nhà theo cách này, bởi tính mạng cả gia đình dặt cả ở đấy!
Cổ nhân nói: “Nam tử hán không mao quý như vàng, nữ nhân có phúc thì ít mao”, là câu nói dùng để chỉ tướng mạo của một người. Cụ thể câu nói này của người xưa có ý nghĩa gì? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây!
Tin liên quan
Cổ nhân dặn trong nhà có 2 thứ đại kỵ khi bài trí nhà cửa, nếu không để ý những điều này ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến vận khí gia đình. Tại sao cổ nhân lại nói như vậy? Liệu câu nói này còn giá trị cho đến ngày nay không?
Cổ nhân nói “Cửa lớn đối cửa sổ, gia đình suy bại, của cải tiêu tan”, thâm ý của người xưa trong câu nói này là gì? Đến nay, câu nói này có còn giá trị hay không?
Những câu cổ nhân nói đều là những bài học đắt giá về cách ứng xử dành cho hậu thế. Nếu đọc và thấu hiểu những điều này, ắt sẽ thành tài, cuộc đời thông thuận.