Cổ nhân dạy: “Mượn gấp không mượn nghèo, mượn ba không mượn hai”, vì sao?

Cổ nhân dạy “Mượn gấp không mượn nghèo, mượn ba không mượn hai” là câu nói hàm chứa ý nghĩa về nghệ thuật vay tiền của người xưa. Nếu không kiên quyết và kỷ luật, rất có thể bạn sẽ vừa mất tiền vừa mất luôn cả một mối quan hệ thân thiết.

Diệu Nguyễn
15:00 14/07/2022 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cổ nhân dạy: Mượn gấp không mượn nghèo

Câu nói này của cổ nhân có ý nghĩa rất rõ ràng, tức là tiền cần gấp thì cho mượn, nhưng tiền cần vay vì nghèo thì không được cho mượn.

Người xưa có câu: “Đời người ai cũng đều gặp phải khó khăn”, nhất là ngày xưa ngay cả cơm ăn áo mặc còn không có thì nói gì đến tiền bạc. Nên một khi gặp phải khó khăn tương đối lớn, mà còn khẩn cấp, không thể trì hoãn được thì chỉ còn cách đi vay mượn người khác. Ví dụ như đau ốm đột ngột, tai họa bất ngờ,…

Đối với những người đang cần tiền gấp cho những việc khẩn cấp, nguy hiểm đến tính mạng thì nếu có tiền bạn phải cho vay ngay. Đừng ngại ngần giúp đỡ người khác giải quyết nhu cầu cấp thiết của họ.

Co-nhan-day-muon-gap-khong-muon-ngheo-muon-ba-khong-muon-hai

Nhưng đối với những người cần vay tiền để sinh sống vì nghèo thì tốt hơn hết là không nên cho họ vay. Nghèo không đáng sợ, điều đáng sợ là nếu bạn nghèo đến mức chỉ dựa vào tiền vay mượn để sống thì chỉ chứng minh rằng bạn là loại “Bùn lầy không xây được vách”, loại người không có tiền đồ mà thôi. Cổ nhân dạy “Hố nghèo lấp mãi cũng không đầy”, kiểu người như vậy chúng ta có giúp bao nhiêu cũng không đủ.

Đối với những người nghèo, họ không nên chỉ dựa vào tiền vay mượn để “ăn sung mặc sướng”, mà phải biết tự dựa vào bản thân, thay đổi tư duy, tự lực cánh sinh. Hơn nữa, người quá nghèo cũng không có khả năng trả nợ, nên cho vay cũng chưa chắc lấy lại được. Vì vậy, nếu có người muốn vay tiền bạn vì họ nghèo thì bạn phải nhớ lời cổ nhân dạy “Mượn gấp không mượn nghèo”, không được cho họ vay.

Cổ nhân dạy: Mượn ba không mượn hai

Câu nói này có nghĩa là có 3 loại trường hợp nên cho mượn tiền và có 2 trường hợp tuyệt đối không nên cho.

Ba trường hợp nên cho mượn tiền đó là tiền ăn học của con cái, tiền đám cưới đám ma và tiền tu sửa nhà cửa. Trẻ em chính là tương lai và hy vọng, bây giờ cho chúng mượn tiền đi học thành tài, chúng nhất định sẽ ghi nhớ trong lòng, sau này sẽ thành tâm báo ơn. Việc đám tang, đám cưới cũng là hai chuyện trọng đại của đời người, nên nếu có tiền thì bạn nên giúp. Người xưa có câu “Một tang 3 năm căng, một cưới 10 năm nghèo", điều này rất thực tế. Đám cưới, đám tang thường đòi hỏi nhiều chi phí cao nên người ta chỉ có thể vay tiền để xoay xở. Việc tu sửa nhà cũng rất cấp thiết nên người ta thường vay tiền để thực hiện. Vì vậy, nếu bạn giúp được thì cứ giúp.

Co-nhan-day-muon-gap-khong-muon-ngheo-muon-ba-khong-muon-hai-1

Hai trường hợp không cho vay mượn đó là với những người không trọng chữ tín, thường xuyên vay mượn nhưng không trả. Đặc biệt là những người lười biếng, suốt ngày chỉ biết ăn ở không, nếu cho họ vay tiền rất có thể tiền của bạn một đi không trở lại. Ngoài ra, bạn cũng không nên cho những người thích đánh bạc vay, bởi dù có bao nhiêu tiền trong tay họ cũng sẽ đem đi cược sạch hết mà thôi.

Thử nghĩ xem, ở đời ai mà không làm lụng cực khổ để kiếm tiền, nếu như đem số tiền mồ hôi nước mắt của mình ra cho người ta vay rồi một đi không trở lại thì nhất định sẽ ngậm cục tức cả đời. Vì vậy, với hai hạng người trên, bạn tuyệt đối đừng bao giờ cho họ vay tiền kẻo tiền mất tật mang.

Xem thêm: Cổ nhân dạy “Nghèo không tin 3 việc, giàu không kết giao 2 người”, tại sao?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận