Cái Tết đầu tiên ở nhà chồng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nhờ sự bao dung, thấu hiểu của mẹ chồng tôi thấy vững lòng hơn rất nhiều. Cái Tết đầu ở nhà chồng thực sự ý nghĩa với nàng dâu mới như tôi.

Diệu Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sáng mùng 1 tết, tôi hẹn đồng hồ 5 giờ dậy để chuẩn bị cỗ bàn cho mẹ chồng. Vì là năm đầu tiên về làm dâu nên tôi chưa biết phải làm sao cho phải đạo và đúng ý mẹ chồng. Tôi chỉ dò hỏi chồng và biết sáng mùng 1 nào mẹ chồng cũng dậy sớm để chuẩn bị 3 mâm cỗ cúng rồi đón họ hàng đến ăn, chúc Tết vì bố chồng tôi là trưởng họ.

Nhưng không hiểu thế nào đúng sáng hôm đó tôi ngủ đến 7h30 mới dậy. Tôi giật mình nhìn đồng hồ, hốt hoảng lao xuống nhà, không kịp đánh răng rửa mặt, rối rít trình bày lý do với mẹ. Thấy cỗ bàn tinh tươm, tôi thật không biết để đâu cho hết ngượng.

Tưởng mẹ chồng sẽ tỏ thái độ, nhưng không thấy tôi bối rối, mẹ nhẹ nhàng cười bảo: “Không sao đâu con, ra chặt giúp mẹ 2 con gà chia thành 4 đĩa là được. Cỗ toàn giò chả với nem, mẹ làm sẵn từ hôm trước rồi, sáng nay đem ra chiên là xong. Tối qua các con đi đón giao thừa về muộn, thức đến 3 giờ sáng thì sao dậy sớm được”.

cai-tet-dau-tien-o-nha-chong-cau-chuyen-nhan-van-dang-ngam (1)

Lời mẹ nói khiến tôi cảm thấy nhẹ nhõm trong lòng. Nhưng vấn đề là tôi không biết chặt gà, càng không biết phải chia đĩa làm sao cho đều, cho đẹp? Đứng khựng lại một lúc tôi nghĩ đến việc lấy điện thoại ra xem clip chặt gà rồi làm theo.

Tôi mang thớt, dao xuống dưới bếp, đeo găng tay rồi bật video lên xem. Sau nửa tiếng loay hoay, 4 đĩa gà xếp gọn gàng được bê lên. Mẹ chồng tôi nhìn cười tâm đắc bảo: “Cũng được đấy chứ nhỉ, biết chặt gà phết”. Tôi thở phào nghĩ may mà mình nhanh trí.

Bữa cơm trưa mùng 1 ở nhà chồng vô cùng rôm rả. Tôi chủ động lì xì các cụ ông, cụ bà, cháu chắt trong nhà chồng, không quên kể những câu chuyện vui đầu năm cho mọi người cùng nghe.

Sau bữa cơm, thấy tôi hì hục rửa 3 mâm chén bát, mẹ chồng giục chồng tôi vào phụ một tay. Tôi rất bất ngờ khi thấy mẹ chồng còn hiện đại hơn cả mẹ đẻ của tôi. Nhà tôi cũng có chị dâu nhưng mẹ chưa từng cho anh trai rửa bát giúp vợ. Nước mắt bỗng rơm rướm trào ra ở khóe mắt tôi.

Quê chồng tôi có tục đi chúc tết họ hàng, làng xóm. Đến nhà ai mẹ chồng tôi cũng giới thiệu con dâu rất nhiệt tình.

Lúc đến nhà ông ngoại chồng chơi,  tôi vô tình ngồi lên chiếc gương đứa cháu họ chơi bỏ quên trên giường. Tôi đỏ mặt tía tai, hướng ánh mắt cầu cứu về phái chồng. Cả nhà không ai nói câu gì, chỉ có mẹ chồng đứng dậy cười bảo: “Không sao đâu con, nhà này không ai kiêng cữ hay mê tín gì cả. Gương vỡ lại lành, ai cũng kiêng gương vỡ thì người ta bán gương cho ai. Con đeo găng tay vào nhặt mấy mảnh gương vỡ bỏ vào túi để bỏ thùng rác là được”.

Dù mẹ chồng nói vậy nhưng tôi vẫn không hết run rẩy. Tôi biết mọi người đều không hài lòng vì sự hậu đậu của tôi, nhưng vì sự bao dung của mẹ chồng nên không ai nói gì. Chồng tôi cũng cười xòa bảo: “Mẹ nói đúng đấy, em đứng dậy đi, để anh dọn cho”.

Tối hôm đó về nhà tôi cứ nghĩ mãi vì lo lắng bản thân sẽ mang lại điều xui xẻo cho nhà người khác. Thấy tôi lo lắng, mẹ chồng lên phòng động viên: “Con không phải nghĩ nhiều làm gì. Mẹ nói thật đó, ông bà ngoại không để ý đâu. Năm ngoái mẹ đốt nhang ngày mùng 1 khiến bát hương cháy bùng bùng ai cũng lo, thế rồi cả năm có sao đâu, nhà mình còn làm ăn phát đạt là đằng khác. Phước lộc là do mình, đâu thể vì mấy chuyện mê tín ấy mà làm ảnh hưởng được con. Con cứ nghĩ thoáng đi…”.

Nghe mẹ chồng nói tôi thấy lòng mình nhẹ nhõm hẳn. Tôi từng lo lắng đủ thứ vì năm đầu làm dâu nhà chồng, nhưng nhờ có mẹ chồng tâm lý, tốt bụng nên tôi thấy việc làm dâu cũng không còn đáng sợ nữa. Tôi thực sự biết ơn mẹ. Sự bao dung của mẹ đã khiến tôi cảm thấy mình phải sống tích cực hơn, gạt bỏ mặc cảm mẹ chồng nàng dâu và nhất định phải yêu thương gia đình chồng như gia đình ruột thịt của mình. Cái Tết đầu ở nhà chồng thực sự ý nghĩa với tôi.

Xem thêm: Quà tết nội ngoại – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Gần tết, tôi tính bán hàng online để có thêm ít đồng chi tiêu, sắm sửa cho gia đình, nhưng vừa nghe tôi trình bày ý định, chồng liền một mực phản đối vì sĩ diện.

Phản đối vợ bán hàng online vì sĩ diện – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Mỗi ngày trôi qua tôi đều cố gắng dung hòa để hai chị em dâu không mâu thuẫn khiến tình cảm gia đình rạn nứt, nhưng càng cố gắng mọi thứ càng đi vào ngõ cụt.

Chị em dâu cạch mặt vì đất đai – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Chồng tự tay chuẩn bị quà tết cho 2 bên nội ngoại, tôi hí hửng mở ra xem để rồi thất vọng, bức xúc vô cùng. Tôi không nghĩ anh lại phân biệt đối xử như thế…

Quà tết nội ngoại – Câu chuyện đáng suy ngẫm
0 Bình luận

Tin liên quan

Sống ở đời phải học cách chấp nhận, học cách hạ thấp kỳ vọng và chừa lại cho mình một đường lui...

Cổ nhân nói: Sống ở đời nhất định phải ghi nhớ đạo lý này
0 Bình luận

Khi các thành viên trong gia đình không còn tương tác, không còn quan tâm nhau nữa thì đó là dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút...

Cổ nhân nói: Có 2 dấu hiệu âm thầm cảnh báo sự sa sút của 1 gia đình, có 1 thôi đã thấy đau lòng
0 Bình luận

Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.

Ghi nhớ lời cổ nhân: Lòng lương thiện cần có giới hạn, khoan dung phải biết nhìn thấu lòng người
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Người xưa căn dặn: Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết.

Người xưa nói "Muốn biết một người có phúc hay không, chỉ cần nhìn “miệng” là biết". Nghe tưởng đơn giản, nhưng càng ngẫm càng thấy thâm sâu.

Thanh Tú
Thanh Tú 21 giờ trước
Yên ổn tuổi già – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Nhìn cảnh con dâu xa lánh mẹ chồng, con trai cũng theo vợ không bênh vực mẹ một lời tôi chán nản xót thương cho tuổi già của chính mình… cả một đời vì con kết quả lại nhận về quả đắng.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Người xưa nói: “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái”, có nghĩa là gì?

Người xưa nói “Có tiền buôn Đông, không tiền buôn Thái.” Thoạt nghe tưởng là chuyện mua bán vùng miền, nhưng càng ngẫm, càng thấy câu này là lời dạy khôn ngoan về tư duy thích nghi, biết mình biết người và nghệ thuật xoay chuyển nghịch cảnh bằng sự linh hoạt và nhạy bén.

Hải An
Hải An 3 ngày trước
Bản di chúc 'tình người' - Câu chuyện nhân văn cảm động

Trước khi mất, vị doanh nhân đã để lại một bản di chúc thấm đẫm tình người: "Tiền của tôi hầu hết đến từ sự tranh giành, tâm kế trên thương trường. Chính họ đã khiến tôi hiểu được nguồn vốn lớn nhất của đời người chính là phẩm hạnh..."

Đăng Dương
Đăng Dương 4 ngày trước
Lão Tử nói: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư”, càng ngẫm càng thấm!

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Thanh Tú
Thanh Tú 5 ngày trước
Giá trị của người phụ nữ trong gia đình – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Người phụ nữ càng có giá trị, càng không so đo với người trong cùng một mái nhà. Bởi họ hiểu rằng, gia đình chính là để yêu thương, không phải để hơn thua.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
Lão tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”, càng ngẫm càng thấm!

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Thanh Tú
Thanh Tú 12/07
Cổ nhân nói “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”, càng ngẫm nghĩ, càng thấm thía!

Trong kho tàng triết lý phương Đông, có những câu nói tưởng như ngắn gọn, nhẹ nhàng, nhưng ẩn chứa chiều sâu thâm trầm về nhân sinh. Một trong số đó là câu: “Ngôn nhi đương tri dã, mặc nhi đương diệc tri dã”. Tạm dịch là “Nói đúng lúc là trí, im lặng đúng lúc cũng là trí”.

Hải An
Hải An 11/07
Khóc tấm tức vì thương người nợ tiền – Câu chuyện nhân văn cảm động

Đã bao giờ được trả nợ mà bạn khóc tấm tức vì thương người nợ tiền mình chưa? Mình thì rồi, đó là câu chuyện xảy ra cách đây 2 năm... mỗi lần nhớ lại mình lại càng thấy thương.

Hải An
Hải An 10/07
Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng”, càng ngẫm càng thấm!

Cổ nhân răn dạy “Người đi lưu danh, nhạn bay để tiếng” không chỉ là một lời nhắc nhở nhẹ nhàng, mà còn là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về dấu ấn mà mỗi con người để lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 09/07
Bài học cổ nhân: 3 kiểu người kẻ trí thường tránh xa, người dại lại muốn làm thân

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng  thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Hải An
Hải An 06/07
Vào viện dưỡng lão – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau khi được xuất viện tôi và vợ suy tính suốt một thời gian dài rồi quyết định sẽ dọn đến sống tại một viện dưỡng lão trong thành phố để không phải làm phiền đến các con, lại nhận được sự chăm sóc tốt nhất.

Thanh Tú
Thanh Tú 05/07
Người xưa răn dạy: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc”, càng ngẫm càng thấm!

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Hải An
Hải An 04/07
Chị dâu tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Có lẽ ông trời cho 2 con người kém may mắn được gặp nhau và mang đến tiếng cười, sự ấm áp cho nhau, hay nói đúng hơn, chị dâu chính là “Thiên sứ” thắp sáng cho cuộc đời tăm tối của anh trai.

Hải An
Hải An 03/07
Cổ nhân dạy rằng: 'Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng', ý nghĩa của câu nói này là gì?

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Hải An
Hải An 02/07
Mẹ ruột mẹ kế dọn về sống chung - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi từng nghĩ mẹ ruột và mẹ kế là kẻ thù không đội trời chung, nào ngờ giờ lại họ lại đòi dọn về sống chung với nhau. Người ta mẹ chồng nàng dâu còn chưa chắc ở chung được với nhau huống hồ gì là mẹ chồng, mẹ kế. Tôi càng nghĩ càng thấy đau đầu.

Hải An
Hải An 01/07
PC Right 1 GIF
Đề xuất