Quà tết nội ngoại – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Chồng tự tay chuẩn bị quà tết cho 2 bên nội ngoại, tôi hí hửng mở ra xem để rồi thất vọng, bức xúc vô cùng. Tôi không nghĩ anh lại phân biệt đối xử như thế…

Đêm tân hôn vợ chồng tôi thống nhất với nhau sẽ đối xử công bằng giữa hai bên gia đình nội ngoại, không phân biệt nhà anh hay nhà em. Nhưng sau vài năm sống chung, tôi nhận thấy điều ngược lại. Chồng luôn coi nhà nội cao hơn nhà ngoại. Mỗi dịp lễ lớn anh đều gửi tiền về biếu bố mẹ chồng nhiều hơn bố mẹ vợ. Khi gia đình chồng có giỗ chạp anh cũng đóng góp nhiều hơn em trai.
Chồng tôi luôn nói bố mẹ vợ có tiền lương hưu, có tài khoản tiết kiệm và của cải. Còn bố mẹ anh thuần nông, chỉ có mảnh vườn trồng ít rau sinh sống qua ngày. Anh cho bên nội nhiều hơn cũng vì muốn báo hiếu ông bà. Những rõ ràng mảnh đất vợ chồng đang ở là của bố mẹ tôi cho. Bố mẹ chồng không chia cho chúng tôi một phần đất nào trong mảnh đất rộng thênh thang dưới quê. Tất cả đất đai, vườn tược ông bà đều để lại cho con trai út. Ông bà bảo vợ chồng tôi có nhà rồi không cần phải nhận thêm nữa. Tại sao chồng tôi vẫn không nhận ra sự thiên vị đó từ bố mẹ mình?
Mọi năm, việc chuẩn bị quà Tết cho 2 bên nội ngoại đều do tôi làm, ngoài quà tôi còn bỏ thêm phong bì cho mỗi nhà 5 triệu. Năm nay, chồng lấy lý do tiền thưởng của anh cao hơn nên nhận làm việc này. Tôi nghe vậy thì đồng ý ngay, càng đỡ vất vả cho tôi.

Tối qua đi làm về thấy chồng để 2 phần quà, ghi rõ “nhà nội” và “nhà ngoại” mà tôi bất ngờ, bởi tôi chưa bao giờ dán nhãn ghi rõ như thế. Tò mò tôi mở ra xem thì thấy quà bên ngoại chỉ vỏn vẹn một chai mắm, 2kg đường và 1 chai dầu ăn. Trong khi quà bên nội thì 10kg gạo, 5kg đường, 2 chai dầu ăn, 1 lạng yến, bánh trái đắt tiền.
Tức quá tôi đem phần quà Tết bên ngoại vứt luôn ra trước sân, trước mặt chồng mình. Tôi bực tức hét lên: “Sao anh lại phân biệt đối xử như vậy? Phần quà nhà ngoại còn chưa tới 100 ngàn, còn phần cho bên nội ngót nghét cũng vài ba triệu bạc. Chưa kể nhà nội còn có phong bì kèm theo, nhà ngoại thì chẳng có gì?”.
Chồng tôi nghe vậy thì quắc mắt bảo: “Tiền của tôi, tôi thích cho ai nhiều hơn thì cho. Cô thấy ít thì tự đi mà mua thêm vào”.
Thật không ngờ sống với nhau bao nhiêu năm, được bên ngoại chăm chút cho từng tì vậy mà chồng tôi lại phân định rõ ràng bên nội bên ngoại như thế. Đúng là tôi đã nhìn nhầm người mà. Sau lần này tôi quyết định không nhận tiền của chồng nữa mà tiền ai nấy tiêu, nhà ai nấy phụng dưỡng. Như thế cho sòng phẳng, liệu có ổn không?
Xem thêm: Phản đối vợ bán hàng online vì sĩ diện – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Mỗi ngày trôi qua tôi đều cố gắng dung hòa để hai chị em dâu không mâu thuẫn khiến tình cảm gia đình rạn nứt, nhưng càng cố gắng mọi thứ càng đi vào ngõ cụt.
Gần tết, tôi tính bán hàng online để có thêm ít đồng chi tiêu, sắm sửa cho gia đình, nhưng vừa nghe tôi trình bày ý định, chồng liền một mực phản đối vì sĩ diện.
Nhìn con gái ăn tết quê chồng tôi nhớ và thương lắm, nhưng thôi tết gần hay tết xa, sao cũng được, miễn các con hạnh phúc và bình yên.
Tin liên quan
Quy luật ở đời, có được ắt có mất. Vì thế, hãy bình thản đối diện, tìm cách vượt qua chứ đừng so bì, chìm đắm trong đau khổ để rồi hủy hoại cả đời mình.
Sống ở đời phải học cách chấp nhận, học cách hạ thấp kỳ vọng và chừa lại cho mình một đường lui...
Làm người, dễ tính quá không tốt, khó tính quá không được. Làm người phải biết nhu biết cương, biết đặt lòng lương thiện và sự khoan dung đúng lúc đúng chỗ.