Cái bát gỗ - Câu chuyện nhân văn sâu sắc
“Con đang làm một cái bát gỗ như ông, để sau này bố với mẹ ăn cơm cho khỏi bị vỡ", câu nói của cậu con trai khiến hai vợ chồng bừng tĩnh, nhận ra sai lầm của mình.

Người cha già yếu vì không thể tự chăm sóc mình được nữa nên dọn đến ở chung nhà với con trai. Gia đình con trai ngoài hai vợ chồng, còn có một đứa con trai vừa lên 4 tuổi.
Đến giờ cơm tối, người cha già hai chân run rẩy, chậm chạp tới chỗ bàn ăn. Do đã lớn tuổi, đôi mắt ông trở nên lèm nhèm, hai tay lụng cụng khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn. Ông xúc một thìa đậu từ đĩa, vừa định cho vào miệng thì những hạt đậu từ thìa rơi hết xuống xàn. Đến khi ông với tay định lấy ly sữa thì tay run, ly sữa tuột ra đổ tóe ra khắp nhà.
Hai vợ chồng con trai ngán ngẩm, bực mình vì cả ngày phải hùng hục lau chùi, dọn dẹp cho ông. Người con trai nói: “Vợ chồng mình phải tìm cách giải quyết vấn đề này thôi, chứ anh chán ngấy cái vụ cha đổ sữa ra sàn, rồi ăn uống nhồm nhoàm, rơi vãi khắp nơi rồi!”.

Ngày hôm sau, hai vợ chồng đặt một cái bàn nhỏ trong góc phòng ăn. Tới giờ ăn, người cha già ngồi đó ăn một mình, trong khi gần đấy cả gia đình ăn uống, trò chuyện vui vẻ ở bàn ăn lớn trong phòng. Nhìn thấy ông cụ đánh vỡ bát đĩa, xót tiền hai vợ chồng lại đi mua một cái bát gỗ về đựng thức ăn cho ông cụ. Mỗi lần tới giờ ăn cơm, ông cụ lại vừa ăn vừa rơm rớm nước mắt. Hai vợ chồng con trai đều thấy nhưng không mấy quan tâm.
Đứa cháu 4 tuổi quan sát mọi chuyện trong im lặng. Một tối nọ, ngay trước bữa ăn, người bố thấy con trai nghịch mấy khúc gỗ vụ trên bàn, thì vuốt tóc con, nhẹ nhàng hỏi: “Con đang làm gì vậy?”.
Người con trai ngước mắt nhìn bố, vô tư nói: “Con đang làm một cái bát gỗ như ông, để sau này bố với mẹ ăn cơm cho khỏi bị rơi vỡ”.
Nghe những lời con trai nói, hai vợ chồng sửng sốt nói không nên lời. Thế rồi những giọt nước mắt tuôn rơi trên mặt họ. Dù không nói ra lời nhưng cả hai đều nhận ra cái sai của mình và biết mình cần phải làm gì tiếp theo.
Thế là tối hôm ấy, đến giờ cơm, người con trai dịu dàng dìu người cha già từ trong phòng ra bàn ăn để ngồi ăn cơm cùng gia đình. Cũng từ hôm ấy, dù ông cụ có làm rơi vỡ bao nhiêu thìa bát, thức ăn,…hai vợ chồng con trai đều vui vẻ quét dọn.
Sưu tầm
Xem thêm: Anh chưa từng bỏ rơi em – Câu chuyện nhân văn cảm động
Đọc thêm
Từ câu chuyện của Tiểu hòa thượng, chúng ta nhận ra rằng: Càng buông oán hận sớm bao nhiêu thì hạnh phúc sẽ đến sớm bấy nhiêu!
Người anh chưa từng bỏ rơi em gái để chạy trốn mà là vì anh muốn chuẩn bị chu đáo cho cuộc sống của em nếu chẳng may anh không còn cạnh bên.
Việc người bố lặp đi lặp lại một câu hỏi “Đó là con gì?” khiến người con trai mất hết kiên nhẫn, đến khi đọc được trang nhật ký của bố khi xưa, anh liền hối hận, hai mắt nhòa đi…
Tin liên quan
Thấy nhiều bạn bè khoe nhà ở tuổi 25, nữ nhân viên văn phòng này quyết định cắn răng vay mượn mua nhà và hối hận sau đó.
Tuy cố tỷ phú Charlie Munger đã qua đời, nhưng những bài học đầu tư đắt giá ông để lại vẫn có thể giúp chúng ta làm giàu.
Ngày trẻ, từng phải đi rửa bát thuê và dọn nhà vệ sinh kiếm sống, nhưng vị tỷ phú công nghệ này lại coi đó là bài học quý giá.
Bài mới

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.

Có người sống cả đời vất vả, về già vẫn long đong. Nhưng cũng có người, tuổi trẻ nhiều gian truân, đến hậu vận lại được an nhàn, sung túc, đi đâu cũng gặp điều may mắn. Cổ nhân từng nói: “Phúc do tâm sinh, họa phúc tại nhân”, tức là vận mệnh mỗi người không hoàn toàn do số trời, mà phần lớn đến từ chính tính cách và hành vi của họ. Dưới đây là 4 đặc điểm của những người thường được quý nhân nâng đỡ, càng lớn tuổi càng hưởng phúc.