Bố chồng tôi – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm
Những điều tốt đẹp về bố chồng tôi thì có nói cả ngày cũng chẳng hết. Tôi luôn cảm thấy may mắn và biết ơn khi được làm con dâu của bố.

“Choang!”, tiếng vỡ nát của chiếc bình hoa tráng men sứ khiến bố chồng tôi vội vàng chạy vào. Việc đầu tiên ông làm là hỏi thăm tôi có sao không, tay chân có trầy xước gì không, ông không mảy may quan tâm đến chiếc bình hoa đắt tiền mới bị con dâu làm vỡ.
Vừa lúc ấy, mẹ chồng tôi đi chợ về, bước vào nhà nhìn thấy chiếc bình hoa vỡ nát dưới đấy, cơn giận của bà sục sôi lên. Đúng lúc bà định lớn tiếng quát thì tiếng bố chồng tôi vang lên đanh gọn: “Tôi đi qua vô tình đụng trúng nên rơi vỡ đấy. Sau bà nhớ đặt gọn trên kệ kia, chứ để vậy không tôi thì người khác cũng làm vỡ. Thôi lỡ rồi, để mua cái khác thay”.
Thái độ của ông làm mẹ chồng tôi uất ức ra mặt nhưng cố nhẫn nhịn, không to tiếng trách mắng. Bố chồng đã cứu tôi một bàn thua trông thấy.
Hôm sau khi cả nhà đi vắng, ông nhỏ nhẹ dặn tôi: “Lần sau con nhớ cẩn thận nhé!”. Câu nói ấy khiến tôi nhớ mãi và cảm động vô cùng.

Chồng tôi mặc dù đã lấy vợ, sắp làm cha nhưng vẫn còn trẻ con lắm, ham chơi ham bạn. Mấy ngày cuối năm, anh tiệc tùng triền miên, nào là của công ty, của đối tác, của các hội nhóm,… nhiều vô số kể. Ngày nào anh cũng đi sớm về muộn. Tôi đang mang thai, gần tới ngày sinh nên cơ thể chậm chạp, ì ạch vô cùng, tính tình cũng trở nên nhạy cảm hơn, chỉ mong có chồng bên cạnh để đỡ đần. Mặc dù tôi đã khuyên nhiều lần nhưng chồng vẫn chứng nào tật nấy, không quan tâm gì đến vợ.
Bố chồng tôi thấy vậy cũng tức giận lắm. Hôm ấy, cũng đã đêm muộn mà chưa thấy bóng dáng con trai về, biết chồng tôi không mang chìa khóa thế là ông yêu cầu mẹ chồng và tôi không được mở cửa cho chồng vào nhà. Đến khuya, nghe tiếng đập cửa rầm rầm của anh, tôi và mẹ chồng chẳng dám hó hé gì. Không gọi cửa được, anh lấy điện thoại ra gọi cho tôi, bố chồng cầm máy, giọng tức giận nói: “Mày cứ đi ăn nhậu luôn đi, đừng có mà về cái nhà này nữa!”.
Thương con, đợi đến khi bố chồng thiu thiu ngủ, mẹ chồng lén lút ra mở cửa cho chồng tôi vào nhà. Cả tuần sau đó, không khí gia đình căng thẳng, vắng lặng vô cùng. Bố chồng chẳng nói chẳng rằng gì với con trai. Hình như cơn giận trong lòng ông vẫn chưa nguôi ngoai.
Sau đó, nhận một buổi tối gia đình ngồi ăn cơm, ông nói với chồng tôi một câu: “Vợ con sắp sinh rồi, chuẩn bị làm bố rồi, đừng có mải mê rong chơi nữa. Làm chồng, làm cha phải biết thương yêu vợ con chứ!”.
Chồng tôi cúi mặt nghe bố dạy bảo. Kể từ ngày hôm đó tôi thấy chồng thay đổi hẳn, anh chỉn chu hơn, cũng biết lo cho gia đình nhiều hơn trước. Mẹ chồng tôi cũng sợ bố giận, sợ ông đuổi ra khỏi nhà nên cũng không mặt nặng mày nhẹ với con dâu nữa.
Tôi cảm thấy mình rất may mắn khi được làm con dâu của bố. Mặc dù không sinh ra tôi, không nuôi tôi ngày nào nhưng ông xem tôi chẳng khác gì con đẻ.
Xem thêm: 3 câu chuyện ngắn nơi cửa Phật giúp ngộ ra trí huệ thâm sâu của cả đời người
Đọc thêm
Dù nó có là con đẻ hay con nuôi đi chăng nữa thì mẹ vẫn luôn là mẹ nó, đó là điều chắc chắn, không có gì thay đổi được!
Tình yêu thật sự không chỉ đơn thuần là một tình yêu lãng mạn, mà đó là sự chấp nhận tất cả những gì đang có, đã từng có và sẽ có hoặc không.
Đến lúc nhắm mắt, anh vẫn nghĩ đến cô, mối tình đầu dang dở của anh: “Cho anh hẹn em kiếp sau, em nhé!”.
Tin liên quan
Nam sinh Nguyễn Duy Luận không chỉ có thành tích học tập tốt, mà còn là một chàng trai năng nổ việc tình nguyện.
Theo các triệu phú tự thân này, đây là 5 bài học đắt giá về làm giàu mà họ ước gì bản thân đã biết sớm hơn.
Theo chia sẻ của cặp vợ chồng sắp nghỉ hưu sớm này, đây là 4 bài học về tiền bạc họ ước mình đã biết sớm hơn để làm giàu dễ dàng.
Bài mới

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.

Tôi từng nghĩ về hưu sẽ là khoảng thời gian để tôi sống chậm, để bù đắp cho những tháng ngày thanh xuân đã hi sinh vì công việc. Nhưng hóa ra, về hưu lại là lúc tôi phải nghe lời con cái giảng dạy đạo lý làm cha, là lúc tôi bị ép giam trong 4 bức tường nhà để làm “ông nội tốt”, “người cha biết nghĩ”, “người già không ích kỷ”.