"Đạo lý 100 - 1= 0", bài học sâu sắc về nhân tính: Bạn hiểu được bao nhiêu?
Bài học làm người ở đời tưởng phức tạp nhưng thật ra rất đơn giản, nghĩ là dễ dàng nhưng lại rất khó để thực hiện. Có một vài người quen được nhận nhưng lại quên cảm ơn, “lương tâm” là hai chữ không phải ai cũng hiểu.

Bài học làm người: Đạo lý 100–1=0
Có một lão hòa thượng viết lên trên đất 4 phép tính: 2+2=4; 4+4=8; 8+8=16; 9+9=19.
Các đồ đệ thấy vậy liền nhao nhao lên nói “Sư phụ ơi, người làm sai một phép tính rồi”.
Nghe vậy, lão hòa thượng ngẩng đầu lên chầm chậm nói: “Đúng, mọi người thấy rất rõ phép tính này tính sai. Nhưng sao ba phép tính trước thầy tính đúng vì sao mọi người không khen thầy mà chỉ nhìn thấy một phép tính thầy làm sai?”

Ở đời cũng sẽ có một vài người như vậy, dù bạn có trăm cái tốt (100) nhưng chỉ cần có một cái không tốt thôi (1) thì họ sẽ lập tức phủ định mọi điều bạn làm trước đỏ, bất kể bạn có hết lòng hết dạ ra sao chỉ cần một điều không đúng mọi thứ sẽ trở thành công cốc (0).
Đây chính là đạo lý 100-1=0, đạo lý của bài học làm người.
Người xưa nói rất đúng “Một đấu gạo dưỡng ân nhân, mười đấu gạo dưỡng kẻ thù”. Khi người khác gặp khó khăn, bạn cho họ một đấu gạo là giúp đỡ họ, nhưng nếu bạn cho họ quá nhiều, cho liên tục thì họ sẽ nghĩ đó là điều đương nhiên. Và khi bạn dừng lại họ sẽ quay ngược lại oán trách bạn, nói bạn vô lương tâm.
Ở đời ấy mà, sẽ luôn có một vài người quen “được nhận” nhưng lại quên “cảm ơn”, không phải ai cũng hiểu được ý nghĩa của hai chữ “lương tâm”. Bạn đối xử tốt với người ta 10 lần họ có thể quên rất nhanh, nhưng chỉ cần 1 lần không vừa lòng thôi họ sẽ quên tất cả những tình nghĩa trước đó mà oán giận bạn cả đời.
Hiện thực cuộc sống này sẽ cho bạn biết rằng sẽ có những lúc bạn giúp đỡ người khác hết tình nghĩa, nhưng thứ đổi lại không phải là chân tình mà là một lần vỡ mộng, một bài học nhớ đời. Làm người rộng lượng được, nhưng nếu gặp phải người lấy oán báo ơn thì nhớ cẩn trọng, đừng để lòng tốt của mình bị lợi dụng và phí hoài.
Những bài học làm người ai cũng cần phải biết
Có một đoạn văn như thế này: “Người ngốc, không sao, không giả tạo là được. Người tinh, cũng không sao, không xấu xa là được. Giỏi lợi dụng người khác, chẳng sao, đừng dỡ cối giết lừa là được. Người giàu người nghèo, chẳng sao, biết nỗ lực bỏ ra là được. Ai không từng nói xấu sau lưng người khác, ai không từng bị người khác nói sau lưng, nếu một ngày bạn phát hiện ra tôi xa cách với bạn, đó chắc chắn là bởi vì bạn quá tinh khôn, còn tôi lại quá ngốc, không hợp chơi với nhau.”
Đời người ấy mà, giống như làm ăn vậy, bỏ ra không nhất định sẽ được hồi đáp. Làm người quá lương thiện sẽ bị người khác ức hiếp, đối xử với người khác quá tốt họ sẽ cho rằng đó là lẽ hiển nhiên, quá thật thà sẽ bị người khác cho là ngốc, quá nghĩa khí sẽ bị họ lợi dụng.

Vô tư đổi lấy tính toán, bỏ ra đổi lấy tổn thương. Ra đời, bất luận người ta đối với bạn nhiệt tình hay lạnh lùng đều không sao cả. Có những chuyện, không cần bạn tốn công tranh cãi cứ mỉm cười cho ra là được. Đừng cứ phải bất kỳ chuyện gì cũng phân rõ trắng đen rõ ràng, cứ hồ đồ một chút, vui vẻ sẽ nhiều hơn.
Làm người ở đời dù miệng không nói nhưng lòng cần hiểu rõ. Thản nhiên một chút, đơn giản một chút, đừng dùng thước đo mà người khác cho mình để đo tầm của bản thân. Nhưng thế chỉ có chính mình mệt mỏi.
Sống ở đời cũng đừng bao giờ nghĩ lừa gạt người khác. Bởi tin tưởng như một ly nước vậy, một khi bị vẩn đục sẽ khó lòng tinh khiết lại. Một người chân thành sẽ là bông hoa ai cũng muốn lại gần, nhưng đã một lần thất hứa thì dù hoa dù có đẹp không ai cần.
Phàm là người sống ở đời đừng nên quá tính toán thiệt hơn, đừng so đo với người khác, chỉ biết sống trong keo kiệt, bủn xỉn để rồi kết cục cuối cùng chỉ có sự cô đơn, buồn tuổi.
Muốn có nhân duyên tốt, được mọi người yêu thương giúp đỡ phải để lương tâm vào trong tim, để đức hạnh cài lên người. Bởi ở đời chỉ có lấy tâm là đổi lấy tâm, lấy tình đổi lấy nghĩa, còn sự giả dối chỉ đổi lại oán hận mà thôi.
Bài học làm người, đối nhân xử thế ở đời là anh tôn trọng tôi, tôi sẽ tôn trọng anh, anh xem thường tôi, tôi cũng không cần xem anh ra gì, chỉ đơn giản vậy thôi. Người tốt với bạn, một giọt ân huệ thì hãy trả lại bằng thùng báo đáp. Người không tốt với bạn, tuyệt đối đừng dây dưa lằng nhằng chỉ tổ thiêt thân.
Hãy nhớ, để dành lời hứa cho người thành tính, dành sự quan tâm cho người trọng tình, dành sự chân thành cho người chân thành, dành sự trọng nghĩa cho người tình cảm, dành sự thiện lương cho người biết cảm ơn và dành sự thật lòng cho người biết trân trọng.
Bài học làm người nó dễ không dễ, nói khó cũng không hẳn là khó. Chỉ cần bạn bỏ tâm ắt sẽ học được.
Đọc thêm
Câu nói là lời dạy thâm thúy của người xưa về đối nhân xử thế. Chỉ vỏn vẹn 8 chữ, người xưa đã chỉ dạy chúng ta nên làm người thế nào và làm việc ra sao.
Ai cũng có thể trở nên giàu có và thành công, nếu họ tin tưởng và quyết tâm làm theo 4 đạo lý mà người giàu luôn khắc cốt ghi tâm này.
Cổ nhân dạy: "Tham rượu quên người, tham sắc quên mình, tham tài quên thân quyến". Câu nói của người xưa tuy ngắn gọn nhưng bao hàm rất nhiều đạo lý làm người.
Tin liên quan
Tuy ở ẩn trong núi nhưng Quỷ Cốc Tử đã đào tạo ra nhiều trò giỏi, tinh thông bách gia. Đến nay, ông còn truyền lại cho hậu thế cách nhìn người, đạo xử thế vô cùng uyên thâm.
Giữa cuộc sống này, có muôn vàn đạo lý đang diễn ra trước mắt nhưng không phải ai cũng tinh tế để lãnh hội được. Chẳng hạn như đạo lý sâu sắc từ một trái hồng do con chim làm rơi từ trên không trung xuống.
Con người nếu đọc và hiểu được ý nghĩa ẩn sau mỗi đạo lý dưới đây để áp dụng vào cuộc sống chắc chắn sẽ sớm đạt được thành công.