Ấm áp tình người qua những phần cơm treo giữa lòng Sài Gòn
Mô hình cơm treo tại quán chay Thập Phương của chị Nguyễn Thị Thúy (43 tuổi) không chỉ là sự san sẻ mà còn chứa đựng sự động viên to lớn dành cho những hoàn cảnh khó khăn.

Quán chay Thập Phương nằm ở số 69B Hoàng Diệu 2, P.Linh Trung, TP.Thủ Đức, TP.HCM. Mỗi thực khách đến quán đền cảm nhận được không khí ấm áp, sự san sẻ yêu thương qua những phần cơm treo nóng hổi.
Bước vào đời với 2 bàn tay trắng, chị Thúy đã trải qua không ít gian truân, vất vả. Năm 1998, khi chỉ mới 16 tuổi, chị Thúy đã một thân một mình rời Hà Nội vào Sài Gòn để kiếm kế sinh nhai. Đến thành phố xa lạ, không người thân thích, chị Thúy phải bươn chải đủ mọi nghề để kiếm sống, từ giúp việc cho đến rửa chén bát, ai thuê gì chị làm đó.

Những ngày tháng cơ cực ấy khiến chị hiểu sâu sắc nỗi khổ của những người lao động nghèo. Có những ngày bụng đói, chị chỉ dám nhìn vào quán cơm với sự thòm thèm vì không đủ tiền mua một suất cơm tử tế. Chính vì thế, từ tận sâu đáy lòng chị luôn muốn giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn giống mình ngày trước.
Quán chay Thập Phương ra đời chính từ những khát vọng đó. Đầu năm 2024, mô hình cơm treo chính thức hoạt động. Bất kỳ thực khách nào đến quán cũng có thể trả thêm tiền cho 1 hoặc nhiều suất cơm để dành tặng cho những người khó khăn. Quán sẽ là cầu nối giữa người cho và người nhận, giúp những người lao động nghèo, những người vô gia cư có một bữa cơm no mà không phải mặc cảm hay tự ti.

Ban đầu mô hình được tổ chức theo hình thức phát phiếu và có giờ nhận cơm cố định. Nhưng sau một thời gian chị Thúy thấy rằng mô hình này có sự bất cập nên đã quyết định thay đổi hình thức trao cơm. Quán sẽ mở cửa đón bất kỳ ai, bất kỳ thời điểm nào cũng có cơm canh nóng hổi. Người đến nhận cơm dù có phiếu hay không cũng đều được tiếp đãi tử tế.
"Ai đến cũng có cơm. Nếu hôm nay không có ai treo cơm thì tôi tự treo. Chỉ cần các cô chú ăn no, thế là tôi vui rồi”, chị Thúy chia sẻ.
Mỗi ngày, tại quán cơm chay Thập Phương sẽ có khoảng 30 đến 40 phần cơm treo được trao đến tay những người lao động nghèo, giúp họ vượt qua khó khăn để tiếp tục cuộc sống mưu sinh.
Không chỉ chờ khách đến nhận cơm, chị Thúy còn chủ động tìm đến những hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ. Mỗi tối, chị sẽ cùng nhân viên chuẩn bị hàng chục suất cơm chay mang đi tặng những người vô gia cư.

Trước khi quyết định mở mô hình cơm treo, chị Thúy cũng thường xuyên gom góp giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn. Từ ngày quán chay Thập Phương ra đời vào năm 2019, chị đã mua những con heo đất để dành dụm tiền. Mỗi ngày, chị đều nhét vào đó 50 - 100.000 đồng. Sau khoảng một năm thì chị sẽ đập heo và dùng số tiền đó mua sữa, bánh cho những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại các cơ sở bảo trợ trẻ em.
Chị Thúy tâm sự rằng, động lực lớn nhất để chị duy trì thực hiện mô hình cơm treo là những vị khách đặc biệt đến ăn lúc nào cũng sẽ nở một nụ cười tươi khi ra về: “Tôi không đủ tiềm lực kinh tế để làm những việc thiện lớn. Tâm tôi luôn cố gắng mỗi ngày để giúp đỡ bà con, để mọi người được ăn ngon, vui vẻ ra về”.
Chị Thúy cũng ấp ủ ước mơ mở rộng mô hình quán chay Thập Phương. Chị mong muốn, ở đâu có Thập Phương, ở đó sẽ có những suất cơm treo để không ai phải chịu cảnh đói khát, bơ vơ như chị từng trải qua.
"Vì tôi từng là họ, từng khó khăn đến cùng cực, bữa đói còn nhiều hơn bữa no nên rất thấu hiểu sự vất vả mà họ đang đối mặt. Tôi tự nguyện với lòng, nếu còn sức khỏe, còn làm ăn được thì mô hình cơm treo sẽ còn tiếp tục duy trì và phát triển", chị Thúy xúc động nói.
Chị Thúy cũng luôn dặn dò nhân viên của mình phải trao đi sự tử tế bằng cả tấm lòng. Đối với người phụ nữ này, cho đi không chỉ là đưa một suất cơm mà còn là cách đối xử với những người khó khăn bằng sự trân trọng.
Tấm lòng nhân hậu của chị Thúy không chỉ mang đến bữa ăn ấm áp mà còn thắp lên hy vọng cho những người có hoàn cảnh khó khăn hay không may "sa cơ lỡ vận".
Xem thêm: Ấm lòng quán cơm 2.000 được vận hành bằng sự tử tế
Đọc thêm
Nhờ những đêm nhạc thiện nguyện, nhóm thiện nguyện “Đô Lương chia sẻ yêu thương” tại huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An đã kêu gọi được hơn 6 tỷ đồng hỗ trợ những người khó khăn.
Thiện nguyện là một lựa chọn, không phải nghĩa vụ và không nhằm mục đích kêu gọi sự chú ý. Tất cả nhân viên của công ty TNHH Truyền thông và Giải trí NEW88 đều mong muốn lan tỏa tình yêu thương, cung cấp sự hỗ trợ cho những người đang trải qua hoàn cảnh khó khăn.
Trong ngôi nhà thiện nguyện Sao Xanh tại xã biên giới Nhôn Mai, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An có rất nhiều vật dụng miễn phí dành cho bà con đồng bào như quần áo, thuốc chữa bệnh, nước sạch,...
Tin liên quan
Tết là thời khắc người người nhà nhà sum vầy, đoàn tụ nhưng với những bệnh nhân nghèo, Tết lại là những ngày cô đơn nhất khi phải xe quê, xa hơi ấm gia đình.
Chỉ với 1.000 đồng, những người có hoàn cảnh khó khăn có thể vào tiệm mì tự phục vụ, thưởng thức cô mì gói kèm trứng chiên hoặc xúc xích.
Trên đường Dương Tử Giang, TP Biên Hòa, Đồng Nai có một tiệm cơm mì nhỏ đều đặn trao tặng những suất cơm nóng hổi với giá 1.000 đồng cho những người lao động khó khăn.
Bài mới

Chỉ trong vòng 3 năm (1963-1970) ở mặt trận Trị Thiên, “vua mìn” Trịnh Tố Tâm đã chỉ huy đơn vị đánh 58 trận, diệt 1.500 tên địch, phá hủy 61 xe quân sự, đánh bật 19 đoàn tàu hỏa... Riêng ông đã tiêu diệt được 272 tên địch, bắn rơi và phá hủy 3 máy bay và cực kỳ nổi tiếng với câu nói: "Tất cả chúng mày đã bị một mình tao bao vây!"

Trong bảng xếp hạng tỷ phú của Bloomberg được công bố mới đây, Bill Gates lần đầu tiên sau nhiều năm rơi khỏi top 10 người giàu nhất thế giới. Giá trị tài sản ròng của ông giảm 30%, tương đương 52 tỷ USD, sau khi Bloomberg điều chỉnh cách tính để phản ánh chính xác hơn các khoản quyên góp từ thiện khổng lồ của vị đồng sáng lập Microsoft.

Chồng hy sinh trong kháng chiến chống Pháp, con trai thứ hai 18 tuổi lén mẹ đăng ký đi kháng chiến chống Mỹ và không trở về. Hơn 60 năm nay, mẹ Việt Nam Anh hùng Ngô Thị Lang (Hội An, Quảng Nam cũ) vẫn ôm ấp niềm hy vọng một ngày nào đó có thể tìm được hài cốt con trai thay vào ngôi mộ gió được lập nhiều năm nay.

Giữa những trang giấy đã úa màu thời gian, 109 bức thư mà bà Vũ Thị Lui nâng niu gìn giữ chính là những mảnh hồn xưa còn sót lại của một thời đạn lửa. Mỗi con chữ đều thấm đẫm tình yêu thương, nỗi mong nhớ và cả tinh thần bất khuất của một thế hệ đã sống, đã yêu và sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc. Những bức thư ấy đã theo chân người lính qua rừng sâu, suối cạn, qua những năm tháng hành quân gian khổ và hôm nay, chúng vẫn còn đó như những nhân chứng thầm lặng kể lại bản anh hùng ca của một thời không thể nào quên.

Từ nữ sinh đầu tiên của Việt Nam dự thi Olympic Toán quốc tế đến chuyên gia y tế cộng đồng, thạc sĩ Phan Vũ Diễm Hằng dành trọn hành trình sự nghiệp cho những việc tử tế. Ở tuổi nghỉ hưu, bà vẫn bền bỉ với những dự án giáo dục vùng cao, xây ký túc xá, bảo trợ học sinh nghèo và lan tỏa tinh thần “nghỉ hưu nhưng không nghỉ việc”.

Xung phong đi xã, được chỉ định làm Bí thư xã ở huyện biên giới Mường Lát (Thanh Hóa), Phó giáo sư Đoàn Văn Trường (SN 1989) nguyên Phó bí thư Tỉnh đoàn Thanh Hóa sẵn sàng nhận nhiệm vụ với tinh thần nhiệt huyết: “Tôi mong muốn được phát triển, thay đổi những vùng đất khó, giúp người dân miền núi có cuộc sống tốt hơn”.