650 lần lặn biển tìm hài cốt vợ - Câu chuyện nhân văn cảm động
Ông Yasuo Takamatsu (Nhật Bản) suốt 13 năm qua luôn miệt mài trong hành trình tìm kiếm thi thể của người vợ Yuko mất tích trong vụ động đất, sóng thần năm 2011.

Ông Yasuo kết hôn với bà Yuko năm vào 1988 tại Onagawa, tỉnh Miyagi. Họ có với nhau hai người con, một trai, một gái. Hiện nay, ông Yasuo Takamatsu đã 65 tuổi.
Ngày 11/3/2011, khi trận động đất và sóng thần mạnh 9,0 độ richter đổ bộ vào vùng đông bắc Nhật Bản, ông Yasuo đang trên đường về nhà sau khi đưa mẹ vợ đi khám bệnh ở tỉnh lân cận, hai con đang đi học nên không gặp nguy hiểm. Còn bà Yuko khi ấy đang làm việc tại tại ngân hàng 77 chi nhánh Onagawa, khi nhận được cảnh báo sắp có sóng thần đổ bộ, người quản lý đã sơ tán 13 nhân viên lên sân thượng cao gần 10m so với mặt đất. Thế nhưng, cơn sóng thần khi ấy quá cao, lên đến 15m đã cuốn trôi 12 người trên sân thượng, 8 người mất tích trong đó có bà Yuko.
Trước khi thảm họa xảy ra, bà Yuko đã nhắn tin cho chồng rằng: “Anh ổn chứ? Em muốn về nhà”.
Hai năm sau đó, từ đống đổ nát đội cứu hộ đã tìm thấy chiếc điện thoại của bà Yuko và đem gửi lại cho ông Yasuo Takamatsu. Thật lạ lùng là chiếc điện thoại vẫn hoạt động và ông Yasuo tìm thấy một tin nhắn khác chưa được gửi tin, được viết lúc 3 giờ chiều: “Sóng thần rất lớn”.

“Tôi không thể tưởng tượng được vợ mình đã sợ hãi đến mức nào khi nhìn cơn sóng thần hung hãn ấy, tôi rất muốn thực hiện mong muốn cuối cùng của vợ là đưa cô ấy về nhà”, ông Yasuo Takamatsu chia sẻ.
Sau hơn 2 năm tìm kiếm ở đất liền không có kết quả, ông Yasuo đã mở rộng địa bàn tìm kiếm ra biển. Ông bắt đầu tham gia các buổi học lặn biển và lấy được giấy chứng nhận vào năm 2014. Từ đó, ông Yasuo bắt đầu thực hiện hành trình lặn biển tìm vợ của mình.
Suốt 13 năm ròng rã, với hơn 650 lần lặn biển, nhưng đến nay ông Yasuo Takamatsu vẫn chưa thể tìm thấy thi thể vợ mình, dù chỉ là một phần cơ thể. Tuy nhiên, trong những lần lặn này ông đã tìm thấy được nhiều di vật như album ảnh, quần áo, đồ trang sức,… của các nạn nhân và gửi lại cho người thân của họ.
“Tôi sẽ không từ bỏ việc tìm kiếm cô ấy. Tôi cảm thấy mình được gần gũi với vợ hơn mỗi khi hòa mình vào dòng nước dưới đại dương”, ông Yasuo Takamatsu nói.
Trận động đất và sóng thần xảy ra năm 2011 được đánh giá là thảm họa mạnh nhất từng xảy ra ở Nhật Bản. Thảm họa này đã khiến hơn 19.700 người tử vong và hơn 2.500 mất tích.
Xem thêm: Lạnh người trước sự vô cảm của con trai – Câu chuyện đáng suy ngẫm
Đọc thêm
Hai vợ chồng già phải cật lực làm việc để nuôi cậu quý tử 40 tuổi, đến khi người vợ qua đời vì kiệt sức, người chồng mới tỉnh ngộ nhận ra sự vô cảm đến lạnh người của con trai.
Cầm trên tay tờ kết quả xét nghiệm, Huệ hạnh phúc vô ngần, giờ cô đã là mẹ của một sinh linh bé nhỏ. Thế nhưng câu nói mẹ và thái độ của Tuấn khiến cô rơi xuống vực thẳm.
Chị chồng lớn tiếng với mẹ vì bà cho cháu vừa ăn cơm vừa xem tivi mà quên mất răng, ông bà trông cháu vì thương chứ không phải là nghĩa vụ phải làm.
Tin liên quan
Dù được tung hô là "nữ tướng" quyền lực nhưng Lý Phi Phi không bị danh lợi cám dỗ. Tất cả tình yêu của cô đều dành cho AI.
Ngoài tính cách hòa nhã, phụ nữ sở hữu những nét tướng này chính là mẫu đàn bà mà quý ông nào cũng nhiệt tình săn đón.
Giếng nước không có quan trọng đối với đời sống của mỗi gia đình mà còn là kết tinh trí tuệ của người xưa. Nhưng vì sao khi xây xong giếng lại thả một ít cá và rùa vào trong?
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.