Tương lai Đông Ngô có thể thu Tam Quốc về một mối nếu người này sống thêm 3 năm nữa?

Nếu biết tận dụng Kinh Châu thì liệu, vị thế Đông Ngô có vượt mặt được Ngụy Quốc hay không? Nếu Chu Du sống thêm 3 năm nữa, liệu Đông Ngô có thống trị Tam Quốc?

Minh Hằng
15:32 27/04/2022 Minh Hằng
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vào bối cảnh thời Tam Quốc khi ấy, Ngụy Quốc có sức mạnh đứng thứ nhất, Thục Hán đứng thứ 2 và Đông Ngô chỉ là nước đứng hạng ba. Tuy nhiên, nhiều người có ý kiến, nếu biết tận dụng Kinh Châu thì liệu vị thế Đông Ngô có vượt mặt được Ngụy Quốc hay không?

Trước trận chiếm lấy thành Kinh Châu, Đông Ngô mạnh tới mức độ nào?

Ít người biết, Thục Hán có “Long Trung Đối Sách” của Gia Cát Lượng thì Đông Ngô cũng có “Long Trung Đối Sách” của Lỗ Túc và Cam Ninh. Dù cùng đề cập đến việc phân thiên hạ thành 3, tạo thế chân vạc Tôn -Tào – Lưu (có khác là Lưu ở đây với Đông Ngô hiểu là Lưu Biểu thay vì Lưu Bị). Vậy điểm khác nhau giữa 2 đối sách này là gì?

Trong “Quân sư liên minh”, trước và sau trận Xích Bích, Gia Cát Lượng muốn Đông Ngô và Thục Hán cùng xem Tào Ngụy là kẻ địch lớn nhất và phải hợp lực tiêu diệt. Nhưng ở Đông Ngô thì lại nghĩ khác, nếu Tào Ngụy không xuất binh tiến đánh Đông Ngô thì họ không hề muốn liên hợp cùng Lưu Bị mà sẽ muốn đưa quân đánh diệt Lưu Biểu lấy Kinh Châu, sau đó chiếm Ba Quận, Thục Quận, Ích Châu, đánh dần lên phía Bắc để dẹp Thục Hán. Đó chính là “Long Trung Đối Sách” của Lỗ Túc ở lần đầu hội kiến Tôn Quyền năm 200.

Ngay ngày hôm ấy, Lỗ Túc đã đề xuất một sách lược cho Tôn Quyền về việc tranh đoạt và xưng bá thiên hạ. Đầu tiên phải củng cố vững chắc sức mạnh của họ Tôn ở Giang Đông, sau đó tấn công Lưu Biểu chiếm lấy Kinh Châu mở rộng thế lực, mục tiêu thiết lập nên một căn cứ địa vững chắc và ly khai khỏi nhà Hán ở phía nam sông Dương Tử.

Kế đến, Tôn Quyền sẽ xưng đế rồi mang quân Bắc tiến, chiếm lấy toàn bộ Trung Nguyên (thời điểm đó thuộc kiểm soát của Tào Tháo) thống nhất thiên hạ.

tuong-lai-dong-ngo-se-ra-sao-neu-chu-du-song-them-3-nam-nua-2

Tôn Quyền hoàn toàn đồng ý với đối sách này nhưng chỉ kịp thực thi được 1 phần. Mùa xuân năm 208, Đông Ngô đem quân đánh Hoàng Tổ chiếm Giang Hạ, chuẩn bị đánh tới Kinh Châu. Không may, Tào Tháo ở phương Bắc sớm nhìn thấu đường kế của Đông Ngô nên cũng nhanh chóng xua quân nam chinh Lưu Biểu.

Từ đó thấy được, việc chiếm Kinh Châu là nhu cầu hàng đầu của Đông Ngô, với quốc gia này là đường lối quân sự rõ ràng và cấp thiết nhất.

Ai là người tạo nên thế lực mạnh mẽ cho Đông Ngô?

Thời kỳ Kinh Châu phân tranh, đã qua 3 đời Tổng tư lệnh là Chu Du, Lỗ Túc, Lã Mông. Rất thú vị, Chu Du và Lã Mông chủ trương đánh Thục. Riêng Lỗ Túc chủ trương liên Thục kháng Tào. Sự khác biệt này tạo thành một tình thế nhập nhằng khó giải thích.

tuong-lai-dong-ngo-se-ra-sao-neu-chu-du-song-them-3-nam-nua-3

Nói ngắn gọn, thời kỳ "trăng mật" giữa Thục - Ngô xuất hiện sau khi Chu Du mất, Lỗ Túc lên. Cũng như Khổng Minh, Túc cho rằng Tào Tháo là kẻ phải tiêu diệt sau cùng, và liên kết với nhau là chiến lược hợp lý nhất. Vì thế, nhà Thục đã thành công với kế "mượn" Kinh Châu của Đông Ngô. Vấn đề then chốt ở đây là: cho Thục Hán mượn Kinh Châu, đối với Đông Ngô mặt lợi - hại thế nào?

Lưu Bị mượn được Kinh Châu, vị thế như rồng về với biển, điều này hoàn toàn bất lợi với Đông Ngô.

Còn có Kinh Châu, Đông Ngô MẤT nhiều hơn là ĐƯỢC.

Nếu Chu Du được sống thêm 3 năm, Đông Ngô sẽ thống trị Tam Quốc? - Ảnh 7.

ĐƯỢC đất. Nhưng Đông Ngô có thực hiện tiếp được "Long Trung Đối Sách" của mình không? Có thể "lấy Kinh Châu, sau đó chiếm Ba Quận, Thục Quận, Ích Châu, đánh dần lên phía Bắc" được không? Câu trả lời là: HOÀN TOÀN KHÔNG! Vì sao?

Vì tình thế đã biến đổi, Lưu Biểu diệt vong quá sớm và Lưu Bị trỗi dậy quá nhanh. "Long Trung Đối Sách" của Đông Ngô lẽ ra nên được "cập nhật lại" một cách chính thức. Đáng tiếc, Lỗ Túc ra đi quá sớm, và không ai nhìn ra được cái LỢI khi cho Thục mượn Kinh Châu.

Nếu Chu Du được sống thêm 3 năm, Đông Ngô sẽ thống trị Tam Quốc? - Ảnh 8.

Cho Thục mượn Kinh Châu, nếu Ngụy muốn đánh Ngô thì phải hạ Kinh Châu trước, tức là Kinh Châu sẽ trở thành tấm khiên vô cùng vững chắc của Ngô. Ngược lại, Thục luôn phải chịu sự uy hiếp từ phía sau. Nhưng Ngô lại kết thù với Thục. Tháng 7 năm 219 Tôn Quyền lấy Kinh Châu. Năm 220 khi Tào Phi xưng đế, Tôn Quyền buộc phải chấp nhận xưng thần để đổi lấy sự ủng hộ của Ngụy, nhằm gây thêm áp lực lên Thục, giảm áp lực cho mình. Ngay cả khi Lưu Bị xưng đế năm 221, Quyền cũng phải nhẫn nhịn không xưng đế, dù quyền thần hết mực dâng biểu xin Quyền lên ngôi đế vị.

Tình thế "chịu đựng" như thế quả thật bất lợi cho Tôn Quyền. Và nó cũng không bền. Tào Phi nhanh chóng nhận ra Quyền không thật lòng. Sau mấy lần đề nghị Quyền dâng Thái tử sang làm con tin đều bị Ngô từ chối, liên tiếp từ năm 222, Tào Phi gây chiến trên khắp các mặt trận từ Nhu Tu đến Hợp Phì. Chưa kể, Giang Đông còn có cái họa từ dân tộc Sơn Việt ở quận Đan Dương.

Tóm lại, nhìn từ khía cạnh lợi ích tổng thể, chủ trương của Lỗ Túc là đúng đắn. Việc chiếm Kinh Châu, về ngắn hạn là lợi, nhưng về dài hạn thì hại nhiều hơn. Từ sau năm 219, Đông Ngô không thể nào tiến lên thêm được, không có thêm thắng lợi quân sự đáng kể nào so với chủ trương ban đầu của họ.

Rốt cuộc, họ tự hài lòng với mảnh đất Giang Đông. Nếu Lỗ Túc sống thêm vài năm, biết đâu mọi chuyện sẽ còn thú vị hơn?

Đọc thêm: Nhờ tài bắn cung phi thường, Lã Bố đã cứu Lưu Bị 1 bàn thua trông thấy

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận