Nhờ tài bắn cung phi thường, Lã Bố đã cứu Lưu Bị 1 bàn thua trông thấy
Nhờ tài bắn cung thiện nghệ mà Lã Bố được người đời gọi là "chiến thần". Cũng nhờ cái tài ấy mà ông giúp Lưu bị giảng hòa với Kỷ Linh trong sự ngỡ ngàng của nhiều tướng lĩnh.
Lã Bố (hay Lữ Bố) tự là Phụng Tiên, tướng quân của nhà Đông Hán. Ông đã tham gia cuộc chiến quân phiệt cuối thời Đông Hán và cuối cùng rơi vào thất bại.
Lã Bố được biết đến chủ yếu thông qua tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa của La Quán Trung. Trong những trang văn hào hùng ấy, ông xuất hiện từ hồi 3 đến hồi 19. Ông được mệnh danh là "chiến thần" và phần lớn độc giả đều nhận xét, Lã Bố là tướng dũng mãnh nhất thời Tam Quốc, hơn cả Triệu Vân, Quan Vũ, Trương Phi, Hứa Chủ, Mã Siêu.
Hình ảnh của Lã Bố khiến không ít người liên tưởng đến vị anh hùng Hy Lạp Achilles về sức mạnh. Lã Bố đã từng một mình đánh đồng cân với cả 3 anh em nhà Lưu Bị (gồm Quan Vũ, Trương Phi và Lưu Bị).
Lã Bố nổi bật trên chiến trường Tam Quốc khi không những có sức địch vạn người, vô cùng dũng mãnh mà còn sở hữu hai “báu vật” hiếm có trên đời. Đó là ngựa Xích Thố và “thần khí” Phương Thiên Hoạ Kích. Sự kết hợp giữa Lã Bố với ngựa Xích Thố, Phương Thiên Hoạ Kích đã trở thành nỗi ám ảnh đối với kẻ đ.ịch trên chiến trường.
Trong Tam Quốc diễn nghĩa, sức mạnh cùng khả năng chiến đấu tuyệt đỉnh của Lã Bố đã được thể hiện qua điển tích "Tam anh chiến Lã Bố" tại trận Hổ Lao quan vào năm 190. Thế nhưng, một màn trình diễn mà rất ít mãnh tướng trong Tam Quốc có thể làm được, đó là Lã Bố bắn kích Viên môn.
Bắn kích Viên môn cho thấy tài nghệ bắn cung phi thường của Lã Bố. Vậy bắn kích Viên Môn có dễ thực hiện không và uy lực như thế nào? Tất cả được giải thích dưới góc nhìn vật lý:
Bắn kích Viên môn, Lã Bố đang tự làm khó mình?
Không giết được Lã Bố, Viên Thuật lại trở mặt làm thân, xin kết thông gia với Lã Bố. Khi dẹp Hác Manh, Lã Bố đã tra ra việc Hác Manh nghe Viên Thuật xúi bẩy nhưng vì tình thế hiện tại chưa trở mặt đánh nhau được nên ông nhận lời.
Khi Viên Thuật thấy Lã Bố đã xuôi theo mình, y đã sai Kỷ Linh dẫn 30.000 quân tấn công Tiểu Bái nhằm tiêu diệt Lưu Bị.
Đứng trong tình thế này, để tránh mang tiếng là thất tín nên Lã Bố không chi viện cho bên nào. Tuy nhiên, võ tướng mạnh nhất Tam Quốc lại có cách giải quyết binh biến giữa hai bên khiến cả Kỷ Linh và Lưu Bị "mắt tròn mắt dẹt".
Theo đó, Lã Bố chỉ mang theo 1.000 quân bộ và 200 kỵ binh tới Tiểu Bái. Đương nhiên, sau khi hay tin Lã Bố dẫn quân tới Tiểu Bái, phía Kỷ Linh cũng không dám manh động. Lã Bố sau đó đã cử người tới mời Lưu Bị và Kỷ Linh uống rượu giảng hòa.
Lã Bố rất tự tin vào khả năng bắn cung của mình. Ông sai quân lính cắm kích cách xa 120 bước (điển tích lưu trong dân gian là 150 bước) vượt xa mức tưởng tượng của mọi người, giao hẹn trước rằng nếu mình có thể bắn tên trúng vào ngạnh kích thì Kỷ Linh và Lưu Bị phải giảng hòa.
Lúc này Kỷ Linh cho rằng với khoảng cách xa như vậy thì không thể nào bắn trúng vào ngạnh kích được, do đó chấp thuận phương án do Lã Bố đề ra.
Bất ngờ là Lã Bố đã bắn trúng mũi tên vào đúng ngạnh kích. Khi bắn xong, Lã Bố liền nói: “Đây là ý trời muốn hai người hòa giải”. Nhìn thấy vậy, cả Kỷ Linh và Lưu Bị đều vô cùng kinh ngạc với sự kiêu dũng và tài nghệ của Lã Bố. Kỷ Linh đã quyết định rút quân, Lưu Bị nhờ vậy mà cũng được cứu một màn thua trông thấy.
Vậy, câu hỏi đặt ra là màn bắn kích Viên môn của Lã Bố có sức mạnh lớn cỡ nào?
Dưới góc độ vật lý, để có thể bắn trúng vào ngạnh kích ở khoảng cách xa như trên, Lã Bố phải vượt qua không ít trở ngại, đó là trọng lực, lực cản của không khí, phương hướng.
150 bước trong thời xưa là bao xa? Trong thời xưa, hai nửa bước chân được gọi là một bước. Trung bình nửa bước chân của một người trưởng thành là khoảng 75 cm, vì vậy, một bước chân thời xưa là 150 cm. Do đó, nếu 150 bước thì khoảng cách có thể là 112,5 m.
Trong khi đó, môn thi bắn cung của Olympic quy định, khoảng cách từ cung thủ tới mục tiêu là 70m. Vì vậy, nếu tham gia Olympic, có lẽ Lã Bố sẽ là người không có đối thủ trên thế giới.
Khi bắn kích Viên môn, Lã Bố phải đối mặt với những khó khăn gì?
1. Điều quan trọng nhất chính là tác động của trọng lực
Theo đó, để có thể b.ắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 112,5 m thì đòi hỏi người bắn cần phải có cả sức mạnh, khả năng tính toán và kinh nghiệm. Từ đó có thể thấy rằng Lã Bố mạnh như thế nào. Dưới ảnh hưởng của trọng lực, Lã Bố không thể bắn song song, thay vào đó đường cung bắn có hình dạng giống như parabol.
2. Lực cản của không khí
Trên thực tế có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến lực cản của không khí, chẳng hạn như mật độ của không khí, độ ẩm và bụi bẩn. Khi ngắm b.ắn, Lã Bố không những phải tính toán về đường bắn hình dạng parabol, mà còn phải chú ý tới cả lực cản của không khí, tức là lực ma sát của không khí lên mũi tên.
3. Hướng gió
Việc bắn cung thành công cũng cần phải quan tâm tới hướng gió. Bởi khi gió thổi tới thì lực cản sẽ thay đổi. Để có thể b.ắn cung thành công đòi hỏi những mãnh tướng như Lã Bố phải có nhiều năm luyện tập, tích lũy kinh nghiệm. Việc bắn trúng tên ở khoảng cách xa như vậy cho thấy có thể Lã Bố đã luyện tập bắn cung rất nhiều.
4. Vấn đề sinh tử
Dưới áp lực sinh tử, Lã Bố bắt buộc phải bắn trúng. Bởi nếu bắn trượt, không những cuộc chiến giữa Kỷ Linh và Lưu Bị xảy ra mà còn có thể đe dọa đến thế lực và tính mạng của Lã Bố. Điều này cũng cho thấy tâm lý chiến đấu của Lã Bố có sức mạnh như thế nào.
Tựu trung lại, với tất cả những áp lực cùng khả năng chiến đấu tuyệt với trên chiến trường, việc Lã Bố bắn trúng ngạnh kích ở Viên môn quả thực khiến nhiều người khâm phục. Không những giải nguy được cho Lưu Bị, Lã Bố còn cho thấy khả năng bắn cung phi thường và sự kiêu dũng đáng kinh ngạc của mình.
Đọc thêm: Gia Cát Lượng chịu thua "kỳ phùng địch thủ" Tư Mã Ý ở điểm nào?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận