Tài trí ngang cơ Gia Cát Lượng, vì sao Bàng Thống dễ dàng tử trận trên sa trường?

Bàng Thống tuy tướng mạo có phần xấu xí nhưng tài trí của ông lại hơn người, thậm chí được so sánh ngang Gia Cát Lượng. Nhưng những áp lực vô hình khiến ông khao khát thể hiện bản thân, lập công danh trên sa trường. Và kết quả, Lưu Bị mất đi 1 mưu sĩ hiếm có.

Minh Hằng
Minh Hằng 15/04
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tài năng sánh ngang Gia Cát Lượng

Trong Tam Quốc Diễn Nghĩa phần “Bàng Thống Pháp Chính truyện” có đề cập đến Bàng Thống, một người đàn ông sinh năm 178, xuất thân từ đất Nam Quận, thuộc Kinh Châu và mất năm 214 sau Công nguyên. Còn theo cuốn Khổng Minh Gia Cát Lượng Đại Truyện của tác giả người Hoa Trần Văn Đức thì một người chị của Gia Cát Lượng là vợ của người anh họ Bàng Thống, suy cho cùng hai người dường như cũng là họ hàng xa với nhau.

Về tài năng, Bàng Thống được xem như không hề thua kém so với Gia Cát Lượng. Nhược điểm lớn nhất của Bàng Thống là về ngoại hình khi ông được biết tới là một người có dung mạo rất xấu. 

Trong Tam Quốc diễn nghĩa thì tài năng của Bàng Thống được mô tả ở trận Xích Bích khi ông giúp Chu Du đánh lừa Tào Tháo để quân Tào nối các chiến thuyền lại với nhau bằng xích sắt nhằm tránh cho quân lính (đa phần là người phương Bắc, không quen thủy chiến) đỡ bị say sóng. 

tai-tri-khong-kem-gi-khong-minh-tai-sao-bang-thong-van-de-dang-tu-tran-1
Bàng Thống được đánh giá ngang với Khổng Minh

Tuy nhiên đây chính là điểm yếu chí tử tạo điều kiện cho Chu Du dùng chiến thuật hỏa công, thiêu cháy các chiến thuyền của quân Tào nhanh hơn. Cùng với đó là truyện Bàng Thống làm huyện lệnh nhỏ, chỉ trong nửa ngày mà giải quyết công việc hơn trăm ngày của một huyện khiến Lưu Bị kinh ngạc và tạ tội vì trước kia coi thường.

Tuy Tam Quốc diễn nghĩa có phần "tô hồng" cho tài năng của Bàng Thống. Nhưng trong thực tế lịch sử, Bàng Thống cũng cho thấy mình là một người tài năng. Thể hiện ở chỗ Gia Cát Lượng cũng rất kính nể ông.

Cụ thể, trong kì thứ 3 chương trình "Bách Gia Giảng Đàm" năm 2008, một chương trình truyền hình với nội dung chính là mời các chuyên gia trực tiếp giảng giải các vấn đề về khoa học giáo dục của đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) với chủ đề "Vì sao Bàng Thống ‘tự sát’". Trong đó đề cập đến việc Gia Cát Lượng đã tìm cách "lôi kéo" Bàng Thống về với Lưu Bị.

Có học giả của chương trình phân tích, trước khi trận Xích Bích nổ ra, Gia Cát Lượng khi sang thuyết phục Tôn Quyền cùng với chủ tướng Chu Du, ông đã nhân cơ hội này để liên hệ với Bàng Thống, mời Bàng Thống về phò tá cho Lưu Bị. Bàng Thống nghe lời Gia Cát Lượng, về phò tá đại nghiệp của Lưu Bị sau trận Xích Bích và có chức vị ngang hàng với Gia Cát Lượng.

Bàng Thống khi còn ở Kinh Châu cũng đã nhận ra "chiến thuật nhân nghĩa của Lưu Bị". Khi ấy Lưu Bị mang tiếng là ở nhờ Lưu Biểu tại Kinh Châu và có khả năng giành quyền làm chủ đất này nhưng quyết không nhận. Bàng Thống với trí thông minh của mình sớm hiểu rằng Lưu Bị là người ở nhờ, Lưu Biểu đã nhiều năm làm chủ Kinh Châu, rất được lòng người nơi này. 

Giờ Lưu Bị nếu một bước lên đứng đầu Kinh Châu thì sẽ khó thu phục nhân tâm, bách tính và tướng sĩ Kinh Châu chắc chắn dị nghị. Vì thế Lưu Bị dù rất muốn nhưng cũng phải giả vờ rằng không quan tâm đến việc lên làm chủ ở Kinh Châu.

tai-tri-khong-kem-gi-khong-minh-tai-sao-bang-thong-van-de-dang-tu-tran-2
Bàng Thống giúp Lưu Bị đánh Thành Đô

Cũng vì nhận ra được các mong muốn của Lưu Bị nên sau này, khi thấy Lưu Bị có cơ hội giành được một vùng đất tiềm năng khác là Ích Châu, Bàng Thống đã thúc giục Lưu Bị ra tay. Năm Kiến An thứ 16 (tức năm 211 sau Công nguyên), Lưu Chương là chủ Ích Châu có lời thỉnh cầu Lưu Bị đến ứng cứu khi bị quân Tào Tháo uy hiếp. 

Đứng trước thời cơ ấy, Lưu Bị hoàn toàn có thể tiến vào Ích Châu phế bỏ Lưu Chương mà giành lấy quyền làm chủ. Nhưng ông còn do dự với lí do tương tự như hồi còn ở Kinh Châu. Bàng Thống vốn đã biết tâm ý của Lưu Bị nên ông đã ra sức khuyên Lưu Bị thay vì tỏ ra cao thượng nhân nghĩa trong thời loạn lạc hãy giành lấy vùng đất này làm bàn đạp để tiến vào vùng Tây Xuyên, say này còn xây dựng nước Thục Hán đối trọng với hai nước Bắc Ngụy và Đông Ngô.

Điều gì khiến Bàng Tống khát khao thể hiện mình, cuối cùng tử trận trên sa trường?

Sử sách ghi lại, vào mùa hè năm 214, khi quân Thục chia làm nhiều cánh để đánh Lạc Thành, do tướng Trương Nhiệm của quân Tào trấn giữ, cánh quân do Bàng Thống dẫn đầu đã giao tranh với quân của Trương Nhiệm. Bàng Thống sau đó bị trúng tên và qua đờι, hưởng thọ 36 tuổi.

Cũng chính vì việc Bàng Thống qua đời dưới tay của một viên tướng không có quá nhiều danh tiếng như Trương Nhiệm đã khiến cho hậu thế sau này đặt ra không ít thắc mắc. Sau nhiều phân tích, nhìn chung, có thể giải thích vì những lý do sau đây.

Thứ nhất, xuất phát từ chính bản thân của Bàng Thống đã quá coi thường quân địch. Tuy thực tế, quân Tào ở Lạc Thành không hẳn là những tinh binh nhưng dưới sự chỉ huy của Trương Nhiệm, các quân sĩ cũng đã dốc hết mình chiến đấu. Bàng Thống vì đánh giá thấp điều này mà phải nhận lấy kết cục không mong muốn.

tai-tri-khong-kem-gi-khong-minh-tai-sao-bang-thong-van-de-dang-tu-tran-3
Lưu Bị mất Bàng Thống, một mưu sĩ tài năng xuất chúng

Thứ hai, cũng có thể là do bản thân Bàng Thống đã quá nôn nóng lập được chiến công. Với dung mạo xấu xí của mình, tuy là có tài năng như Bàng Thống luôn cảm thấy tự ti và mặc cảm, cho rằng phải dành được nhiều công lao lớn để bù đắp lại khuyết điểm của mình, chứng minh cho cả thiên hạ thấy được tài năng của bản thân mà e dè, nể sợ. Khi trận đánh nổ ra, ông là người chủ động lao vào tấn công quân Tào do Trương Nhiệm chỉ huy. Thực tế khi đó cho thấy, Bàng Thống có thể chờ đợi viện binh và tìm phương án khác để đối phó với kẻ thù nhưng chính sự nôn nóng này đã khiến cho có một hành động vô cùng mạo hiểm và phải nhận lấy trái đắng.

Cuối cùng, có thể là do sự cạnh tranh giữa ông và Gia Cát Lượng. Mặc dù Bàng Thống là người được đích thân Gia Cát Lượng đánh giá rất cao nhưng lại nếu xét về mặt chiến tích thì lại không bằng.

Những áp lực vô hình này vô tình đã khiến cho Bàng Thống mong muốn được khẳng định bản thân, nóng vội  lập được chiến công lớn trên chiến trường để rồi tử trận, Lưu Bị cũng vì vậy mà mất đi một mưu sĩ tài năng xuất chúng.

Đọc thêm: Phải chăng nước cờ thất sách nhất của Gia Cát Lượng chính là để Quan Vũ tha mạng cho Tào Tháo?

Đọc thêm

Phải nói rằng, trong tập đoàn Thục Hán, Gia Cát Lượng và Quan Vũ có mối quan hệ kiểu "bằng mặt không bằng lòng", vì sao vậy?

Hé lộ lý do Quan Vũ nghe lời Từ Thứ nhưng nhất định không phục tùng Gia Cát Lượng
0 Bình luận

Gia Cát Lượng là 1 trong số những mưu sĩ tài năng bậc nhất thời Tam Quốc. Thế nhưng, vì sao ông không tự dấy binh dựng nghiệp, mưu đồ xưng vương, thống nhất thiên hạ mà lại chấp nhận cảnh "đi làm thuê"?

Phải chăng vì 'tài năng chưa đủ tạo nên nghiệp lớn' nên Gia Cát Lượng chỉ có thể 'đi làm thuê'?
0 Bình luận

Gia Cát Lượng cho rằng người càng tài giỏi thì càng thấu hiểu cách tôn trọng và khiêm nhường với người khác, càng biết cách kiên nhẫn khi ứng xử để tránh mâu thuẫn xảy ra.

Gia Cát Lượng cho rằng người sở hữu 5 năng lực này đều không tầm thường
0 Bình luận


Bài mới

Người xưa nói: 2 người này gõ cửa tới nhà, tuy phiền nhưng sẽ có nhiều tài lộc

Người xưa dựa vào những kinh nghiệm lâu đời để đưa ra những đúng kết có giá trị, ví như 2 người sau được người xưa xem như "thần tài" gõ cửa đến nhà thì gia đình ắt có sinh khí, tài lộc.

Cô giáo Ninh Bình kiếm 33 tỷ mỗi năm hé lộ bí quyết vừa dạy học vừa làm giàu

Cô giáo trẻ Trần Thùy Nhi  kiếm 33 tỷ/năm nhờ bán sản phẩm từ làng nghề truyền thống cho khách quốc tế.

Nể phục người Do Thái: Không tiền, không quan hệ vẫn giàu, bí quyết nằm ở việc họ sở hữu 3 thứ này

Không chỉ chăm chỉ và kiên trì, người Do Thái còn khiến thế giới nể phục và học hỏi bởi triết lý làm giàu vô cùng đơn giản.

Bạn nghèo không phải vì bạn thiếu tiền mà bởi bạn thiếu điều quan trọng này: Đó là gì?

Nếu bạn không nhổ tận gốc rễ của sự nghèo đói thì các nhánh của sự giàu có cũng không còn có chỗ để phát triển nữa.

Thua đời 1 - 0: Khi bạn vẫn 'ngủ nướng', người thành công đã làm xong 12 điều này

Khi bạn đang chìm đắm trong giấc ngủ, người giàu đã làm xong đủ thứ việc. Khi bạn đang lưng chừng núi, người thành công đã đứng trên đỉnh.

Tác giả ‘Cha giàu, cha nghèo’: Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’

Thực chất, hệ thống giáo dục dạy con người để ‘nghèo’ bởi nó được thiết kế để dạy chúng ta trở thành một người làm công ăn lương chứ không bao giờ dạy chúng ta về tiền bạc. 

Bắt chước thói quen của người đàn ông có 107 tỷ USD, tôi thấy mình cũng 'giàu' lên bất ngờ chỉ sau 3 ngày

Thói quen hàng ngày của vị tỷ phú này giúp ông tích lũy và làm giàu cho bản thân mỗi ngày, bắt đầu từ những việc tưởng chừng như không có ý nghĩa với nhiều người.

Triệu phú tự thân Jonathan Sanchez và 5 thói quen tiết kiệm 'bất di bất dịch'

Mặc dù sở hữu khối tài sản triệu đô nhưng vị triệu phú tự thân Jonathan Sanchez vẫn duy trì thói quen sống tiết kiệm mỗi ngày.

Có nên xuống tiền mua nhà đất khi lãi vay xuống thấp?

Giá bất động sản được dự báo giảm, lãi suất thấp chỉ cố định trong thời gian đầu sau đó thả nổi nên người vay cần cân nhắc dòng tiền trả nợ.

Tỷ phú Bill Gates hé lộ 3 bài học đắt giá để chạm đến thành công: 'Đừng để mất hàng thập kỷ mới nhận ra bài học này như tôi'

“Việc tự cho bản thân nghỉ ngơi một chút không biến bạn thành người lười biếng. Vậy mà tôi đã mất một thời gian dài để học được điều đó", Bill Gates nói.

Từ cuốn 'Cha giàu, cha nghèo': Kiểu LÀM NHIỀU, NGHĨ NGẮN là nguyên nhân gốc rễ của NGHÈO ĐÓI TRƯỜNG KỲ

Bạn biết không, người nghèo làm việc vì tiền, người giàu bắt tiền làm việc cho họ.

Tỷ phú Warren Buffett khuyên: Sau 30 tuổi, kiên trì làm 3 việc để đổi đời và giàu có

Trở nên thành công và giàu có khi bước vào tuổi 30 không phải điều quá khó khăn, quan trọng là bạn có kiên trì, có ý chí và có thấm được những lời khuyên của tỷ phú Warren Buffett hay không. 

10 khẩu nghiệp tuyệt đối phải tránh ở đời

Sống ở đời, nếu không giúp ích cho người khác thì nên im lặng. Bởi khẩu nghiệp là nghiệp nặng nhất của đời người.

100 người đối mặt nghịch cảnh, có tới 97 người thất bại, hiếm hoi 3 người thành công: Lý do là gì?

Bạn có tin không, có một khoảng cách lớn giữa những gì người bình thường nghĩ về con đường thành công và cách những người thành công biết con đường thực sự dẫn đến thành công.

Từ cậu bé nghèo đến triệu phú: Để giàu có hãy cưới đúng người và tiêu tiền 'vô tư' ở những khoản này

Tuổi thơ nhọc nhằn đã giúp vị triệu phú này có góc nhìn đa chiều về tiền bạc và tự xây dựng được những nguyên tắc làm giàu cho riêng mình.

Triệu phú tự thân nghỉ hưu tuổi 37 hé lộ 99% công thức làm giàu nằm trong 2 quy tắc: Đừng đợi có tiền mới đi đầu tư, chạy theo xu hướng là điều dại dột

Nghỉ hưu ở tuổi 37 với tư cách là một triệu phú tự thân, người đàn ông này có bí quyết làm giàu đi ngược lại với số đông.

Đề xuất