Hà Hồ cho cặp song sinh đi học từ 18 tháng tuổi, liệu đó có phải độ tuổi thích hợp cho trẻ tới lớp?

Khi cặp song sinh Lisa và Leon mới được 18 tháng tổi, Hà Hồ quyết định cho con đến lớp. Việc này khiến nhiềm bà mẹ bỉm sữa thắc mắc: Đó đã là độ tuổi thích hợp để trẻ đi học chưa?

Minh Hằng
Minh Hằng 04/06
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Khi cặp sinh đôi Leon - Lisa tròn 18 tháng tuổi cũng là lúc vợ chồng nữ hoàng giải trí quyết định cho các con ''đi bộ đội''. Cũng như nhiều em bé khác, cả hai đã có những trải nghiệm mới với thầy cô, bạn bè ở trường mẫu giáo, dù vậy Leon và Lisa cũng không tránh khỏi bỡ ngỡ khi phải làm quen với một nơi hoàn toàn mới.

Không chỉ chọn cho con nơi học tập đáng mơ ước là một ngôi trường mầm non quốc tế nổi tiếng ở quận 2, TP.HCM mà Hà Hồ và ông xã còn rất quan tâm tới tâm lý của các bé. Sau khoảng 1 tuần trời trải nghiệm cùng các con, Hà Hồ mới tâm sự: ''Yêu lắm, đúng 18 tháng thì đi học. Hôm nay là ngày đầu ba mẹ ra khỏi lớp 20 phút để các con tập làm quen dần''.

dau-la-thoi-diem-thich-hop-cho-tre-di-hoc-mau-giao-1
Vợ chồng nữ hoàng giải trí cho các con đi học từ 18 tháng tuổi

Có thể thấy Hồ Ngọc Hà hoàn toàn cảm thấy hài lòng với mốc thời gian 18 tháng tuổi. Có lẽ đây là thời điểm mà bà mẹ 3 con cho rằng phù hợp để các con được làm quen với môi trường và bạn bè mới, rời ra vòng tay bố mẹ để khám phá thế giới bên ngoài. Chỉ sau 1 tuần có bố mẹ kề bên, cặp sinh đôi đã bắt đầu quen, không còn sợ sệt và chơi đùa rất vui vẻ cùng với các bạn khác.

Lợi ích của việc cho bé đi học mẫu giáo từ sớm

Theo nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), việc đi học mẫu giáo từ sớm giúp trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ và kỹ năng thực hành tốt hơn. Ngoài ra, trẻ được đi học mẫu giáo từ sớm còn nhận được một số lợi ích cụ thể như sau:

- Phát triển tính cách, khả năng giao tiếp: Trẻ ở độ tuổi từ 10 - 18 tháng là giai đoạn vàng để phát triển tính cách và khả năng giao tiếp. Khi đi học, con sẽ được làm quen, trải nghiệm môi trường học tập, có giáo viên, bạn bè cùng trang lứa. Điều này giúp con học cách chia sẻ, học hỏi để dần phát triển tính cách và khả năng giao tiếp.

- Tiếp thu nhanh, nhận thức nhiều hơn: Theo kinh nghiệm của nhiều phụ huynh, trẻ đi học mẫu giáo sớm có khả năng tiếp thu nhanh, nhận thức nhiều hơn, học đi, học nói sớm hơn so với các trẻ cùng độ tuổi.

- Phát triển trí não: Thông qua các trò chơi, tương tác ở lớp, trẻ đi học sớm có khả năng phát huy tính sáng tạo, trí tưởng tượng tốt hơn.

- Có khả năng quản lý cảm xúc tốt: Khi đi học, giáo viên ở trường sẽ dạy bé các kỹ năng xã hội và cách kiểm soát cảm xúc của bản thân như sự thất vọng, tức giận. Qua đó, bé sẽ biết cách đối phó với cảm xúc của mình và hạn chế tình trạng bướng bỉnh, gào khóc thường thấy khi bước vào thời kì khủng hoảng tuổi.

- Học cách chia sẻ: Môi trường mẫu giáo giúp trẻ học được cách kết bạn, trò chuyện và chia sẻ đồ chơi với nhau. Trẻ cũng được hình thành khả năng làm việc nhóm, chia sẻ ý tưởng với người khác.

- Hình thành khả năng tự lập: Đi học mẫu giáo, trẻ sẽ được giáo viên hướng dẫn cách chăm sóc bản thân, tự vệ sinh, ăn uống, đi ngủ đúng giờ. Bé cũng sẽ biết cách quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ những người xung quanh.

dau-la-thoi-diem-thich-hop-cho-tre-di-hoc-mau-giao-2
Bố mẹ hãy nghiên cứu thật kĩ ngôi trường định cho bé theo học. Ảnh: Internet

Một số hạn chế của việc cho bé đi học mẫu giáo sớm

- Đi học quá sớm khiến trẻ bị mất cảm giác an toàn, hình thành tâm lý bất an và mất đi sự cân bằng nội tâm, nhất là những trẻ có tính cách thụ động, nhút nhát. Điều này có thể khiến trẻ có xu hướng trở nên chống đối khi lớn.

- Các chuyên gia ở Anh tin rằng, sự nuôi dưỡng của bố mẹ có vai trò lớn nhất trong quá trình phát triển thể chất, trí tuệ và tâm lý của trẻ. Vì vậy, bố mẹ không nên trao những trách nhiệm này cho giáo viên mầm non quá sớm.

- Trẻ đi học quá sớm có nguy cơ gặp phải căng thẳng, áp lực nhiều hơn. Điều này càng nghiêm trọng khi trường áp dụng chương trình học nặng nề, nhồi nhét kiến thức.

Nên cho con đi học mẫu giáo lúc mấy tuổi?

Trên thực tế, câu hỏi này không có công thức chung và chưa có nghiên cứu nào cụ thể. Bằng chứng là ở mỗi gia đình lại quyết định cho con đi học theo các lứa tuổi khác nhau. Với các gia đình có ông bà trông nom, phụ huynh thường cho con đi học muộn một chút từ 3-3,5 tuổi. Tuy nhiên, một số khác bố mẹ phải đi làm sớm thì bé có thể đến trường ngay từ lúc vừa tròn 6 tháng hoặc chỉ vừa 1 tuổi.

Tuy nhiên, theo kinh nghiệm từ nhiều bậc phụ huynh, thời điểm thích hợp nhất để bé đi học chính là từ 18 tháng - 2 tuổi. Đây được coi là giai đoạn vàng để bé hình thành tính cách và khả năng giao tiếp xã hội. Thêm vào đó, con dễ hòa nhập hơn so với các bé đã nhận thức tốt.

Tuy nhiên, mỗi trẻ lại có tính cách khác biệt nên bố mẹ cần quan sát, tìm hiểu, thậm chí là thử cho con đi học nếu cần để xem khả năng thích ứng của con mình như thế nào. Từ đó mới lựa chọn phương án cuối cùng.

Hồ Ngọc Hà hoàn toàn hài lòng khi Leon - Lisa đi học từ 18 tháng tuổi nhưng đây có phải thời điểm thích hợp cho các con đến lớp? - Ảnh 3.

Thời gian tốt nhất cho bé đi học còn tuỳ vào khả năng thích nghi của con và hoàn cảnh của gia đình. Ảnh: Internet

Những điều bố mẹ cần chú ý khi cho con đi học sớm

- Khi quyết định cho bé đi học, phụ huynh nên dành thời gian để báo cho con biết trước bằng cách kể chuyện, tâm sự cho con về ngôi trường mới con sắp đến. Có thể thường xuyên đưa con đi qua nơi đây và chỉ cho bé để bé có sự làm quen trước. Điều này giúp tạo sự hào hứng và để con không quá bỡ ngỡ khi xa rời vòng tay bố mẹ. Con trẻ cũng rất cần những lời tâm sự, động viên của bố mẹ để tự tin hơn ở môi trường mới.

- Phụ huynh cần tìm hiểu thật kỹ trường mầm non cho con để có lựa chọn phù hợp nhất. Trong thời gian đi học, nếu trẻ có những biểu hiện lạ phụ huynh nên nhanh chóng tìm hiểu và báo với nhà trường để cùng giải quyết. Thông thường, trẻ sẽ mất vài tuần để quen với nơi mới, trong khoảng thời gian này sự quan tâm của giáo viên lẫn phụ huynh là vô cùng cần thiết cho con.

- Hãy báo với cô những thói quen ở nhà của bé, một số đồ dùng hay thói quen sinh hoạt hàng ngày của con. Như thế, các cô cũng sẽ chủ động hơn trong việc chăm sóc các bé. Thêm vào đó, trước khoảng 2-3 tuần, mẹ cũng nên hình thành nếp sinh hoạt cho con tương tự như ở trên lớp để bé làm quen.

- Bố mẹ không nên đưa con đến trường quá sớm và nên đón đúng giờ để con không phải trông đợi lâu. Khi chia tay, bố mẹ nên về ngay, không nên bịn rịn sẽ khiến tâm lý con bị ảnh hưởng. Khi đã quyết định cho con tới trường thì nên tin tưởng vào các thầy cô, sau khoảng thời gian 2-3 tuần, phụ huynh nên quan sát con mình để xem đây có phải thời điểm thích hợp để cho con đi học không và tìm ra phương án phù hợp nhất.

Đọc thêm: Trẻ sinh ra có 8 nét tướng này là trời sinh phú quý, tương lai xán lạn

Đọc thêm

“Thầy giáo đưa mẹ già đến lớp” là câu chuyện về một người thầy, đưa người mẹ mắc bệnh Alzheimer tới lớp khiến số đông không cầm được nước mắt. Trên đời này, không có thứ gì đánh đổi được sự hy sinh và tình yêu thương lớn lao mà mẹ dành cho con.

Thầy giáo đưa mẹ già đến lớp – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận

Ngày nay, quy chuẩn thông minh của trẻ không chỉ được đánh giá về tư duy toán học mà sự thông minh còn được bộc lộ qua các kỹ năng nghệ thuật, ngôn ngữ, tư duy logic.

3 biểu hiện của một đứa trẻ thông minh, cha mẹ cần biết để bồi dưỡng kịp thời
0 Bình luận

“Đưa con lạc loài” là câu chuyện về một cậu bé luôn bị cha hắt hủi, nhưng lại nhận được sự bảo vệ, yêu thương hết mực của mẹ. Cho đến một ngày, cậu biết được bí mật…thì ra, tình thương của mẹ còn lớn hơn những gì cậu tưởng tượng.

Đứa con lạc loài – Câu chuyện nhân văn cảm động
0 Bình luận


Bài mới

Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 20 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 24 giờ trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Người xưa tin mít là biểu tượng phong thủy tốt lành nhưng chuyên khuyến cáo không nên trồng trước nhà

Theo phong thủy, mít mang ý nghĩa sum vầy, ấm cúng, tượng trưng cho tình đoàn kết. Nhưng cây mít không thích hợp trồng trước nhà.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Người xưa kiêng kỵ 'tam xung trước cửa': Tam xung là gì?

Người xưa cho rằng "tam xung trước cửa" là điềm báo xấu khiến gia chủ lận đận, tán gia bại sản. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Vợ cũ của chồng - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Tôi cảm thấy rất áp lực khi sống dưới bóng một người phụ nữ khác mà đó không phải mẹ chồng, chị chồng mà lại chính là vợ cũ của chồng.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Vì sao người xưa khuyên 'nhà giàu nhà nghèo đều nên trồng cây ngải cứu trước nhà'?

Người xưa nói trồng cây rau ngải cứu trong nhà có nhiều công dụng. Hãy cùng khám phá nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đề xuất