Trẻ sai phải xin lỗi, vậy khi cha mẹ sai thì sao: Điều đơn giản không phải phụ huynh nào cũng làm được

Rõ ràng, việc đi làm, kiếm sống là để phục vụ cho cả cha mẹ. Việc bắt trẻ phải thấu hiểu, yêu thương và biết ơn khi bố mẹ đi làm không hề hợp lý chút nào.

Thùy Nguyễn
08:30 09/04/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Bên cạnh đó, điều trẻ sợ không phải là áp lực học tập. Áp lực của trẻ không đến từ học hành mà đến từ những kỳ vọng của bố mẹ. Lúc nào phụ huynh cũng rêu rao bên tai trẻ rằng: "Con phải đạt điểm cao", "Con phải đứng nhất lớp", "Con phải thi đỗ vào trường này", "Học hành cho tử tế vào"... Và thế là, trẻ phải học sao vượt được bạn bè, khiến bố mẹ và gia đình tự hào. Những yêu cầu này ngày càng tăng, khiến áp lực trên đôi vai nhỏ bé của trẻ thêm nặng nề.

Trong cuộc sống không ai có thể tránh được sai lầm. Dù người lớn hay trẻ nhỏ đều thế. Tuy nhiên, khi con sai, cha mẹ bắt con phải xin lỗi và nhận lỗi. Thế nhưng, nếu người lớn sai thì sao? Dẫu có thái độ không tốt với con, cha mẹ hầu như không bao giờ xin lỗi. Vì thế, bố mẹ chê trách con không hiểu, không tâm lý với bố mẹ là điều vô lý. Thực tế, xin lỗi không hề hạ thấp vị thế của cha mẹ, mà thể hiện tình thương, sự tôn trọng của người lớn với con cái.

tre-sai-phai-xin-loi-vay-cha-me-sai-thi-sao-2

Có ý kiến cho rằng, bố mẹ quá bận rộn với công việc, áp lực cuộc sống và đủ gánh nặng trên vai nên không có thời gian học cách làm bố, làm mẹ, không có thời gian dành cho con cái. Thế nhưng, dù có sinh con hay không thì bố mẹ vẫn phải đối diện với những điều này. Vậy nên, đừng lấy lý do không có thời gian để học cách làm bố, làm mẹ.

Mua một cái bếp điện hay một miếng thịt bò cũng phải học cách băm thái, học cách sử dụng. Vậy tại sao sinh ra một đứa trẻ lại không học cách làm cha làm mẹ? Bất kỳ thứ gì mới xuất hiện trong cuộc đời, con người đều phải học cách thích nghi, sử dụng. Lý do không có thời gian để học làm cha mẹ không thể chấp nhận được.

Đặc biệt, nhiều bậc phụ huynh thường dạy con cái rằng: Trên đời này chỉ có bố mẹ mới yêu thương con, ra ngoài xã hội xô bồ kia sẽ không còn ai nữa. Câu nói này vô tình khiến trẻ nghĩ rằng, người đang đánh mắng, đối xử bất công hoặc lạnh nhạt với mình mới là người yêu thương mình nhất. Trẻ sẽ cho rằng, bản thân không có quyền phản ứng hay chia sẻ với ai về những điều tồi tệ mình đang chịu, nếu không sẽ bị chỉ trích, nói là bất hiếu.

Sống trên đời, không ai có thể hiểu được mình. Nhiều khi, người yêu thương mình nhất lại là người khiến bạn tổn thương. Trong trường hợp này, chính bố mẹ lại người không cho trẻ chia sẻ cảm xúc của mình. Tức là, cha mẹ đã đóng hết cánh cửa tâm hồn của trẻ, khiến trẻ chỉ còn lại con đường cùng.

tre-sai-phai-xin-loi-vay-cha-me-sai-thi-sao-3

Nếu như cha mẹ nói rằng: Nếu con không thể chia sẻ được với bố mẹ thì hãy tìm chuyên gia tâm lý, chia sẻ với ông bà ngoại, ông bà nội... thì mọi chuyện không đến nỗi bế tắc. Điều này nhiều khi khiến trẻ nghĩ quẩn, dẫn đến những hành động tiêu cực không đáng có. Thực tế, trẻ hoàn toàn nhận thức được kết cục hành động, không đơn thuần là dọa cha mẹ, để cha mẹ hối hận hay yêu thương, chiều chuộng mình hơn. 

Khi người lớn ức chế với công việc có thể xin nghỉ và làm công việc khác. Nhưng những đứa trẻ thì khác, trẻ không có quyền từ bỏ thứ gì. Điều này đồng nghĩa với việc, trẻ đang trên một con đường không lối rẽ. Điều này khiến những suy nghĩ tiêu cực của trẻ ngày càng tăng lên.

Làm cha mẹ không phải lúc nào cũng kể công trạng hay oán trách con. Trẻ đang ở trong trạng thái vô cùng căng thẳng, cha mẹ nên xoa dịu, vỗ về con. Thay vì kéo căng sợi dây mâu thuẫn, hãy khéo léo tháo gỡ những nút thắt. Cách hiệu quả nhất là dùng những lời êm ái, cảm thông, để trẻ nhận ra cha mẹ vẫn quan tâm và yêu thương mình. 

Xem thêm: Cha mẹ thông thái dạy ngay 3 điều này trước khi con 6 tuổi: Tương lai không sợ sóng gió!

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận