8 kiểu dạy con của cha mẹ Việt khiến trẻ ngày càng kém cỏi
Nhiều cha mẹ Việt có cách dạy vô cùng ngược đời, không theo một khuôn khổ và quy tắc nào cả. Điều này khiến trẻ ngày càng kém cỏi, thụt lùi so với bạn bè cùng trang lứa.
Dạy con như dạy... thú cưng
Đây là kiểu dạy con phổ biến của nhiều cha mẹ Việt. Họ bắt con cá phải biết leo cây, còn con khỉ thì phải biết bơi dưới nước. Họ thường xuyên mang "con nhà người ta" ra so sánh, làm quy chuẩn áp đặt lên con mình, rằng con nhà người ta làm được cái gì thì con mình cũng phải làm được cái đó, nếu không trẻ sẽ bị la mắng, chửi bới.
Thường xuyên so sánh
Thực tế hiện nay cho thấy, rất nhiều cha mẹ thường xuyên so sánh con mình với con người khác. Các bậc phụ huynh hay nói những câu quen thuộc như: "Sao bạn A được 10 điểm mà điểm con thấp thế?", "Bạn B ngoan thế mà sao con lại hư vậy?", "Con là bố mẹ điên mất, sao con không như các bạn được à?"
Những lời nói này vô tình kéo dài khoảng cách giữa cha mẹ và con cái. Không đứa trẻ nào thích bản thân bị mang ra so sánh với người khác, nhất là khi bị chê bai. Mỗi trẻ đều có điểm yếu và điểm mạnh riêng. Cha mẹ hãy nhìn nhận những điểm tốt, điểm mạnh của con, giúp con phát triển.
Nuôi con theo miệng người ta
Việc nuôi dạy con của người Việt không chỉ có sự tham gia của bố mẹ, ông bà, người thân mà còn cả bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm... Hết người này, người kia đánh giá, góp ý "Nuôi con phải cho ăn thế này", "Không cho con ăn sao mà gầy thế", "Phải cho con đi học thêm mới tốt"... vô tình khiến cha mẹ bị ảnh hưởng và làm theo.
Phục vụ con một cách mù quáng
Nhiều cha mẹ Việt nhất quyết không để con mình trưởng thành. Họ coi việc phục vụ hay làm hộ con một cách mù quáng là niềm vui, trách nhiệm hay đơn thuần là sự quan tâm hay bù đắp. Điều này vô cùng sai lầm, nó khiến những đứa trẻ trở nên vô dụng, chỉ biết ỷ lại, dựa dẫm vào người khác.
Dọa dẫm con
Khi con làm sai hoặc không vừa ý mình, cha mẹ sẽ tìm cách dọa dẫm. Khi sợ hãi, trẻ sẽ không thể suy nghĩ chi tiết về hành vi của mình. Thay vào đó, trẻ sẽ cảm thấy sợ hãi khi nhìn thấy cảnh sát, bác sĩ hay những người mà cha mẹ hay lôi ra để dọa nạt. Bên cạnh đó, do não bộ thường xuyên xử lý nhanh những thông tin gây sợ hãi khiến trẻ càng dễ cảm thấy sợ hãi hơn.
Đánh giá sự phát triển của con dựa vào cân nặng
Hầu hết người Việt đều quan niệm trẻ càng nặng cân càng tốt. Hễ thấy đứa trẻ nào nhẹ cân một chút, nhiều người lại chê bai. Bên cạnh đó, các bà mẹ cũng thường xuyên so sánh con mình với con người khác, cảm thấy tự hào vì con mình mũm mĩm hơn.
Thực tế, cân nặng không nói lên được sức khỏe của trẻ. Bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, trẻ còn cần vận động cơ bắp và hoạt động thể thao.
Thưởng không đúng cách
Các cha mẹ Việt hay chia sẻ với nhau, con làm được điều gì thì thưởng, cho đi chơi... Thực tế đây là điều phi lý bởi cha mẹ đã làm ngược. Ăn học là cho con chứ không phải cho bố mẹ. Những đứa trẻ được cha mẹ bao bọc quá mức, chưa cần những bố mẹ đã đáp ứng sẽ hình thành nhiều tính cách tiêu cực.
Con được ăn, được mặc, được ở, được đi học, được đi chơi là cha mẹ cho, con phải có trách nhiệm và nghĩa vụ làm tốt việc của mình bởi đây sẽ là nền tảng giúp tương lai con trở nên tốt đẹp hơn.
Bắt con phải học giỏi
Nhiều người vẫn đánh giá kết quả học tập của trẻ qua bảng thành tích. Trong đó, học giỏi gần như là tiêu chí duy nhất. Nhiều cha mẹ bắt con học ngày học đêm, không cần phải vận động, chơi thể thao hay trau dồi kỹ năng, cũng không cần phải làm việc nhà.
Đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm. Một con người cần phải được tổng hòa giữa nhiều yếu tố gồm: Kỹ năng, kiến thức, sức khỏe và quan hệ xã hội. Vì thế, con phải được học, chơi kết hợp, được khám và trải nghiệm cuộc sống, thế giới xung quanh.
Xem thêm: 6 bí quyết nuôi dạy một đứa trẻ tốt bụng, cha mẹ cần nhớ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận