6 bí quyết nuôi dạy một đứa trẻ tốt bụng, cha mẹ cần nhớ

Trong số những đức tính tốt đẹp trẻ nhỏ cần trau dồi, tốt bụng và biết chia sẻ là những phẩm chất quan trọng hàng đầu. Để con trở thành người tử tế, cha mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp để khuyến khích con.

Thùy Nguyễn
16:00 30/03/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Để con trở thành người tử tế, cha mẹ có thể áp dụng nhiều phương pháp để khuyến khích con.

Nhiều lúc cha mẹ cảm thấy xấu hổ, hụt hẫng khi con mình vô tình nói điều gì đó không tốt khiến người khác bị tổn thương hoặc không giúp ai đó khi họ đang gặp khó khăn. Thế nhưng, việc nuôi dạy con thành người tốt bụng, tử tế không hề dễ dàng.

Điều này không đơn giản như việc dạy con bảng chữ cái hay những con số. Cha mẹ cần phải kiên nhẫn và áp dụng đúng phương pháp. Đồng thời, cha mẹ cũng dạy trẻ hiểu được cảm nhận của người khác vô cùng quan trọng, đừng chỉ mải mê tập trung vào cảm xúc của riêng mình.

6-bi-quyet-noi-day-mot-dua-tre-tot-bung-cha-me-can-nho-3

Tạo mối quan hệ yêu thương, tôn trọng với con: Nếu muốn con tiếp thu những gì mình nói, cha mẹ cần tạo mối quan hệ chặt chẽ với trẻ. Hơn tất cả, trẻ em ai cũng khao khát sự quan tâm từ cha mẹ. Vì thế dù có bận rộn đến mấy, cha mẹ cũng nên dành mỗi ngày một khoảng thời gian để trò chuyện với con, hỏi con về những chuyện xảy ra trong ngày, lắng nghe xem ngày hôm nay của con ra sao.

Làm gương cho con: Hành động lúc nào cũng hiệu quả hơn so với lời nói. Nếu cha mẹ thực hiện đúng những gì mà chúng được dạy, trẻ sẽ quan tâm, để ý hơn và từ đó tự động làm theo. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý đến thái độ, hành động cũng như lời nói của mình. Cân nhắc việc làm gương cho hành vi tốt bụng, tử tế để con có thể nhìn và học theo. 

Tạo cơ hội cho trẻ được làm người tốt: Nếu muốn giúp con thành công trong học tập, cha mẹ có thể thuê gia sư, cho con học thêm. Nếu muốn con nâng cao kỹ năng thể thao, cha mẹ có thể khuyến khích con rèn luyện và tập thể dục. Vì thế, nếu muốn con trở thành người tốt bụng, phụ huynh hãy để con rèn những kỹ năng cần thiết. Ví dụ, khuyến khích con viết lời cảm ơn với những người đã giúp đỡ mình hoặc giúp đỡ những bạn nhút nhát, học kém trong lớp.

6-bi-quyet-noi-day-mot-dua-tre-tot-bung-cha-me-can-nho-2

Khuyến khích con hành động: Trẻ vốn rất tinh ý và thường ham học hỏi. Vì thế, phụ huynh nên giải thích để con hiểu, biết cách thể hiện lòng tốt đúng nghĩa. Khi thấy trẻ khác bị bắt nạt hay bị đối xử không công bằng, trẻ không nên tham gia hoặc có thể ngăn cản nếu được. Đặc biệt, cha mẹ thường xuyên khuyến khích và có hành động thiết thực khi con noi theo.

Xây dựng sự đồng cảm: Để con trở thành người tốt bụng, cha mẹ có thể để con tiếp xúc với những người kém may mắn hơn hoặc trở thành tình nguyện viên cho những hoạt động xã hội. Ví dụ, cha mẹ có thể khuyến khích bé hỗ trợ nướng bánh và tặng cho trẻ kém may mắn, những người hàng xóm già yếu, neo đơn. Điều này sẽ giúp trẻ nhận ra xung quanh có rất nhiều người cần được quan tâm và giúp đỡ.

Giúp con điều chỉnh cảm xúc tiêu cực: Những cảm xúc ghen tị, tức giận là rào cản khiến trẻ không thể trở thành người tử tế và tốt bụng. Cha mẹ có thể dạy con cách xác định cũng như kiểm soát những cảm xúc tiêu cực. Nếu con cảm thấy khó chịu, cha mẹ hãy dạy con hít thở đều đặn để lấy lại bình tĩnh, từ đó ổn định tinh thần và làm chủ được cảm xúc của mình.

Xem thêm: Trẻ nói nhiều cũng là dấu hiệu của trí thông minh: Cha mẹ đừng cấm cản con

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận