Mẩu chuyện thú vị về đức tính ân cần, tốt bụng của người Sài Gòn
Sài Gòn thân yêu có rất nhiều câu chuyện thú vị, cảm động về sự ân cần của con người. Tuy rằng cuộc sống hiện đại, tấp nập, hối hả khiến một thứ quý giá như vậy đang mất dần theo dư niệm của thời gian.

Có một câu chuyện kể lại rằng: Vào một buổi sáng tại khu chung cư nọ, mọi người nhìn thấy bên cạnh nơi đổ rác có đặt một hộp đồ. Bên trong là một đôi giày cũ nhưng còn khá tốt kèm một tờ giấy ghi chú với nét chữ nắn nót “đồ còn tốt, ai cần xin cứ tự nhiên”.
Thật ra việc đem bỏ đi những đồ dùng còn sử dụng được là chuyện không quá xa lạ. Nhưng việc nhường lại đồ cho người khác một cách ân cần, chân thành như vậy thực sự rất đáng quý và ngưỡng mộ.
Đôi giày cũ nhưng được chủ nhân đánh xi lại, đặt vào hộp và kèm lời nhắn mơ hồ tới người nhận khiến những người xung quanh cảm thấy thú vị và ấm áp.

Phải đến mấy ngày sau mới có anh nhân viên làm nghề đổ rác tên Mễ đến lấy và anh cũng không quên để lại lời nhắn “cảm ơn”. Đôi giày nằm ở đó mấy ngày, vì những người trong khu nhà muốn nhường lại món quà đó cho người khó khăn hơn mình.
Sài Gòn thân yêu có rất nhiều câu chuyện thú vị, cảm động về sự ân cần của con người. Tuy rằng cuộc sống hiện đại, tấp nập, hối hả khiến một thứ quý giá như vậy đang mất dần theo dư niệm của thời gian.
Đôi khi đó chỉ là chuyện người qua đường xin được trú mưa, nhưng được chủ nhà mời vào ngồi uống nước vì sợ kẻ lạ bị ướt. Đôi khi là một thùng trà đá để trước cửa giúp đỡ những người qua đường khát nước giữa trời trưa hè nóng bức. Người Sài Gòn còn chỉ đường cho những vị khách phương xa một cách rất ân cần và nhiệt tình. Thậm chí Sài Gòn còn ân cần và vô tư đến mức thấy người say nắng ngất bên đường, dù không quen biết nhưng vẫn xúm lại cạo gió, lấy thuốc, lấy nước cho uống để giúp khách qua đường có sức đi tiếp.

Có câu chuyện của một anh sinh viên kể trên facebook rằng: Anh là sinh viên vừa học, vừa làm thêm để kiếm tiền sinh hoạt và được nhận làm chạy bàn rửa chén cho một đôi vợ chồng ở Sài Gòn.
Một hôm anh làm vỡ nguyên một chồng tô đĩa do bất cẩn, đang luống cuống không biết làm thế nào thì bà chủ chạy vào nhìn thấy:
Bà sững người và dặn ngay rằng: “Nếu chồng cô có xuống thấy thì nói tại cô làm bể, chứ không ổng chửi chết!”.
Vừa quay lưng thì ông chủ chạy từ trên lầu xuống, nhìn đống tô đĩa vỡ hết, thất thần và dặn rằng: “Nếu vợ chú vô hỏi, thì nói chú làm bể nghe, chứ không bả chửi chết!”.
Anh thanh niên đó rất xúc động và kể lại câu chuyện của mình trên nhật ký. Câu chuyện ấy đã làm cho biết bao người đọc thấy ấm áp mà cũng rưng rưng.

Sự ân cần là cách mà con người đối xử với nhau bằng tất cả lòng chân thành của mình. Đất nước ta đến thời điểm hiện tại đã rất phát triển, có những thành phố lớn hơn, con đường rộng hơn, cuộc sống đầy đủ, giàu sang hơn,... nhưng sự phân biệt, miệt thị người nghèo khó cũng từ đó mà quyết liệt hơn. Sự ân cần dường như chỉ còn tồn tại giữa những người dân thường, ít học được thói cao sang.
Nhiều tòa nhà cao ốc được dựng lên, nhưng rất ít cái có lối đi riêng dành cho người khuyết tật. Hay nhà vệ sinh công cộng giờ đây đã phổ biến hơn, không những vậy còn được xây một cách đắt tiền như tượng đài, nhưng hầu như không có cái nào dành cho phụ nữ có thai hay cho người già yếu.
Cuộc sống hối hả ngày nay khiến cho sự ân cần của con người nhạt dần và con người với con người ngày càng xa cách.
Xem thêm: Những hình ảnh hiếm thấy về cảnh tiêm chủng ở Việt Nam cách đây một thế kỷ trước
Đọc thêm
Đây là danh sách những người giàu nhất Việt Nam trong thế kỷ 19, ngay cả hoàng đế Bảo Đại của nhà Nguyễn cũng không sở hữu khối tài sản đồ sộ đến vậy.
Vùng đất An Khê xưa đã trồng rất nhiều cau, trầu. Và giúp rất nhiều gia đình trở nên khá giả. Theo sử sách ghi lại, Nguyễn Nhạc trước khi trở thành thủ lĩnh của nghĩa quân Tây Sơn cũng đã đi buôn trầu nên dân gian gọi là “anh Hai Trầu”.
Cái răng cái tóc là góc con người, thế nên từ xưa ông cha ta đã rất chú trọng trong việc giữ gìn mái tóc. Kiểu tóc người Việt xưa mộc mạc, đơn giản nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống.
Tin liên quan
100 năm trước, khi đời sống vật chất và các phương tiện giải trí chưa phát triển, người Việt vẫn có những cách để tận hưởng cuộc sống riêng của mình. Cùng khám phá loạt ảnh độc đáo và quý hiếm về lịch sử dưới đây.
Cùng nhìn lại những bức ảnh hiếm hoi của người Việt Nam vào thế kỷ 19 qua ống kính của nhiếp ảnh gia người Pháp - Pierre Dieulefils.
Thắp hương trên bàn thờ gia tiên là truyền thống được gìn giữ từ ngàn đời nay của người Việt. Tuy nhiên, số lượng nhang thắp một lần trên bàn thờ là bao nhiêu nhiêu thì không phải ai cũng biết.