Làm sao để con thành người tử tế: 5 bí quyết vàng cha mẹ nên áp dụng ngay
Sự tử tế được nuôi dưỡng từ nhỏ không chỉ là bí quyết giúp trẻ sống hạnh phúc mà còn là chìa khóa thành công của trẻ sau này.
Cha mẹ luôn là người yêu thương và muốn dành những điều tốt đẹp nhất cho con cái. Không ít người kỳ vọng con mình sau này sẽ trở thành người thành công, tài giỏi. Tuy nhiên, ít người biết rằng, thật ra việc để con lớn lên trở thành người tốt bụng, chân thật và tử tế mới là điều quan trọng và ý nghĩa nhất.
Khi tặng đời những đóa hoa hồng, trên tay vẫn còn đọng hương thơm. Nhưng làm thế nào để gieo vào lòng con trẻ hạt giống của sự tử tế, thiện lương ngay từ nhỏ?
Dạy con: Sự tử tế không phải phép xã giao mà là nhân cách con người
Những giá trị nhỏ bé mà chúng ta tạo ra hằng ngày sẽ ghi dấu trong lòng người khác, phản ánh nhân cách và con người chúng ta. Thực tế, những yếu tố cốt lõi hình thành nhân cách của bản thân là gì? Trong cuốn sách đầu tay Make It Matter của tác giả Scott Mautz đã phát hiện, 75% mọi người sẵn lòng nói ra những điều họ cho là quan trọng để hình thành nên nhân cách cá nhân.
Trong đó, không thể bỏ qua sự tử tế. Tất nhiên, tử tế ở đây không phải là trưng ra cho có, để người khác thấy mà là sự tử tế từ trong xương, từ trong tâm hồn và là một phần của nhân cách con người.
Giúp con khẳng định lòng tốt là phẩm chất số 1
Nhà tâm lý học Richard Weissbourd từng đưa ra lời khuyên rằng, thay vì nói với trẻ là "Điều quan trọng nhất là con được vui vẻ" thì hãy nói "Điều quan trọng hơn cả là con hãy làm một người tốt". Việc giúp trẻ cân nhắc và cân bằng nhu cầu lợi ích giữa bản thân và người khác sẽ giúp trẻ đặt ra được tiêu chuẩn đạo đức cao hơn.
Theo đó, ông Weissbourd cũng nhấn mạnh, nên dạy con giữ thái độ tôn trọng người khác trong mọi hoàn cảnh. Dù khi con mệt mỏi, tức giận hay mất tập trung cũng phải tử tế với mọi người.
Giúp con mở rộng thế giới
Toàn bộ thế giới nhỏ của trẻ chính là những người thân thương, quen thuộc xung quanh chúng. Nhiệm vụ của cha mẹ là giúp con mở rộng thế giới, cho con tiếp xúc với các bạn, với bác hàng xóm, với chị bán hàng và cả những người kém may mắn hơn mình.
Theo Weissbourd, trẻ nhỏ cần phải được giáo dục trên mọi khía cạnh. Không riêng gì người thân, cha mẹ cũng nên dạy trẻ biết cân nhắc lời nói và nhu cầu của người khác, đặc biệt là những người dễ bị tổn thương. Trước khi đưa ra quyết định, hãy dạy con xem xét hậu quả có thể xảy ra. Từ đó, con sẽ biết được có nên làm việc này hay không.
Giúp con tránh cảm xúc và hành vi tiêu cực
Nóng giận, ghen tị và những cảm xúc tiêu cực khác có thể khiến bất kỳ ai hành động thiếu lý trí, đặc biệt là những đứa trẻ giàu cảm xúc. Nhà tâm lý học Weissbourd khẳng định, trẻ nhỏ cần được biết rằng tất cả cảm xúc đều là tự nhiên, thế nhưng không phải ai cũng biết cách làm chủ và xử lý các cảm xúc của mình.
Weissbourd đưa ra lời khuyên rằng, khi tức giận có thể áp dụng một phương pháp cổ điển. Đó là dừng lại, hít sâu vào bằng mũi, sau đó thở ra bằng miệng và đếm từ một đến 5. Mẹo nhỏ này sẽ giúp kìm lại cơn giận sẽ tiếp tục bùng nổ, ngăn ngừa những hành vi tiêu cực có thể xảy ra. Khi giáo dục con thành người tử tế, cha mẹ đừng ngại ngần chia sẻ cho con phương pháp này.
Thực hành hằng ngày
Để hình thành các thói quen thì thực hành mỗi ngày chính là bí quyết, cách thức hiệu quả nhất. Điều này đặc biệt hữu dụng khi để trẻ thực hành cách bày tỏ lòng biết ơn. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, những đứa trẻ có thói quen bày tỏ lòng biết ơn sẽ trở thành người nhiệt tình, bao dung, giàu lòng trắc ẩn, khỏe mạnh và hạnh phúc hơn.
Có thể thấy, giáo dục con thành người tử tế không khó, quan trọng là cha mẹ có áp dụng đúng phương pháp hay không. Mỗi đứa trẻ sinh ra là một tờ giấy trắng, con trở thành người ra sao, tính cách như thế nào chính là do cha mẹ dạy dỗ.
Xem thêm: Nghiên cứu của Đại học Harvard: 3 hành vi độc hại của cha mẹ ảnh hưởng tiêu cực đến IQ và EQ của con
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận