Chuyên gia khẳng định: 2 hành động của trẻ thông minh nhưng lại khiến cha mẹ hiểu lầm mà tức giận

Trong quá trình trưởng thành của trẻ, nhiều hành động tưởng chừng là xấu nhưng lại chứng minh trẻ có IQ cao và vô cùng thông minh.

Thùy Nguyễn
13:00 19/04/2022 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nuôi dạy, giáo dục con cái chưa bao giờ là chuyện dễ dàng. Ai cũng mong muốn con mình ngoan ngoãn, vâng lời nhưng thực tế đâu phải muốn gì được nấy. Nhiều cha mẹ cả ngày làm việc mệt mỏi, tối về lại thấy con nghịch ngợm, phá bĩnh, không chịu tập trung thì khó mà có thể vui nổi. 

Các chuyên gia khẳng định, trong quá trình trưởng thành của trẻ có những hành động tưởng như là xấu nhưng lại cho thấy trẻ thông minh và có IQ cao. Những lúc như thế, cha mẹ đừng nên tức giận mà la mắng, thậm chí là đánh đập con. 

Thích xé giấy, vứt bừa bãi khắp nơi

Chắc chắn không cha mẹ nào có thể giữ nổi bình tĩnh khi thấy con xé giấy, vứt bừa bộn khắp nơi. Hễ không ai để ý một chút là trẻ sẽ xé giấy, vứt bừa bãi khắp nhà khiến cha mẹ dọn dẹp mệt nghỉ. Ngay cả những bậc cha mẹ dễ tính nhất cũng không thể bình tĩnh nổi khi con nghịch ngợm như thế.

2-hanh-dong-cua-tre-thong-minh-nhung-lai-khien-cha-me-tuc-gian-1

Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết, việc trẻ thích xé giấy là do các ngón tay của trẻ rất linh hoạt. Các ngón tay và dây thần kinh vốn có liên hệ với nhau. Sự điều khiển linh hoạt của não bộ sẽ giúp trẻ thích "táy máy chân tay". Vì thế, một đứa trẻ có sở thích xé giấy là do não bộ của trẻ trưởng thành hơn so với những đứa trẻ khác. 

Liên quan đến vấn đề này, bà Lý Mai Cẩn - nhà tâm lý tội phạm học nổi tiếng của Trung Quốc đồng thời là chuyên gia giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực nuôi dạy con cái cho biết, sự thông minh của trẻ có thể thấy rõ qua đôi bàn tay. Đây cũng chính là yếu tố để đánh giá chỉ số IQ của trẻ.

Nghe có vẻ nực cười nhưng đây lại là sự thật. Bàn tay của trẻ vốn có nhiều dây thần kinh cảm giác, vì thế ngón tay của trẻ cũng có thể thực hiện nhiều chuyển động. Để thực hiện được những hành động này, đôi tay phải được kết hợp nhuần nhuyễn với não bộ. Vì thế, có thể khẳng định rằng, những cử động tay càng phức tạp, càng nhanh chóng thì sự kích thích não bộ càng lớn bởi điều này phải có sự tương tích với não bộ.

Không thích ngủ trưa

Giấc ngủ trưa là một yếu tố quan trọng trong việc phát triển của trẻ cả về thể chất lẫn tinh thần. Hầu hết quá trình hồi phục năng lượng cũng như sự phát triển của trẻ cơ bản đều diễn ra thông qua giấc ngủ.

2-hanh-dong-cua-tre-thong-minh-nhung-lai-khien-cha-me-tuc-gian-3

Thế nhưng thực tế cho thấy, không phải đứa trẻ nào cũng thích ngủ. Nhiều trẻ rất hiếu động, đến giờ đi ngủ nhưng vẫn nhất quyết chỉ thích ngồi chơi và nghịch ngợm đủ trò. Dù cha mẹ có dùng mọi cách nhưng trẻ vẫn trốn tránh quyết không chịu ngủ. 

Các chuyên gia cho biết, một đứa trẻ như thế không hẳn là xấu. Nếu trẻ không cần ngủ trưa mà vẫn giữ được tinh thần tỉnh táo, chứng tỏ trẻ có khả năng thích ứng cao, vẫn thản nhiên khi môi trường thay đổi. Một đứa trẻ như thế thường thông minh và có khả năng học tập tốt.

Xem thêm: Trẻ mút tay cha mẹ đừng ngăn cấm: Đây là 1 trong 6 dấu hiệu của thiên tài

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận