Nỗ lực hết sức vẫn thất bại ê chề: Hóa ra nguyên nhân không phải do số phận

Thất bại của một người do sai lầm của bản thân họ chứ không phải do số phận. Hãy nhận ra và sớm thay đổi nếu muốn tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.

Loan Nguyễn
16:29 02/07/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Con đường đi đến đỉnh cao sự nghiệp không phải lúc nào cũng thuận lợi và nhiều may mắn. Sự thành công của con người không tỷ lệ thuận với những nỗ lực mà người đó bỏ ra. Có những người dù nỗ lực đến đâu vẫn chỉ nhận thất bại về mình. Nguyên nhân dẫn đến thất bại thì có nhiều nhưng dưới đây là một số điều ít người có thể nhận ra:

Thiếu kiên trì

Có những người tuy vốn kiến thức và tài năng đều có nhưng cuối cùng vẫn gặp thất bại. Đó là do họ thiếu đi sự kiên trì theo đuổi mục tiêu. Với mục tiêu càng lớn đòi hỏi sự nỗ lực của con người càng cao. Hãy kiên trì, bền bỉ theo đuổi những kế hoạch đã đề ra, những việc phải làm, kiên định từ chối những điều không nên làm. Muốn thành công, phải thuộc nằm lòng hai từ "bền bỉ" và "kiên định.

Trên con đường đi đến mục tiêu sự nghiệp, lúc cần thiết hãy thử thay đổi cách tiếp cận. Dù có thể chưa dẫn đến đích sớm nhưng ít ra bạn không nên bỏ cuộc. Thất bại không phải là điều đáng sợ mà nó chỉ giúp bạn có thêm bài học để không mắc sai lầm thêm lần nào nữa.

Sự kiên trì rất cần thiết đối với sự nghiệp của mỗi người. Khi bạn thiếu đi sự kiên trì, có thể thành công ở ngay gần trước mắt mà bạn lại bỏ cuộc giữa chừng. Người không có kiên trì sẽ dễ mất niềm tin vào bản thân, thậm chí cảm thấy mình vô dụng.

Cảm xúc trí tuệ thấp

Trí tuệ cảm xúc (EQ) quyết định đến 80% sự thành công của con người. Kiểm soát cảm xúc là một phần quan trọng của trí tuệ cảm xúc. 

Muốn đạt đến đỉnh cao sự nghiệp đòi hỏi con người cũng phải có EQ cao. Thông minh có thể là do may mắn, nhưng trí tuệ cảm xúc thì cần có rèn luyện. Những người có EQ cao biết cách kiểm soát cảm xúc của mình và thường không dễ mắc những sai lầm nghiêm trọng.

that-bai-cua-con-nguoi-khong-phai-do-so-phan-ma-do-chinh-ho-1

Cuộc sống không tránh được những thời điểm chúng ta cảm thấy không hài lòng, không vui, vì lý do nào đó. Người bồng bột dễ bộc lộ cảm xúc của bản thân trong khi người trưởng thành biết cư xử đúng mực. Cảm xúc giống như con dao hai lưỡi, nếu hiểu cách kiểm soát thì nó có thể trở thành trợ thủ đắc lực cho bạn, nếu không hiểu rõ mà để tùy tiện thì rất dễ hủy hoại cuộc đời.

Không biết nhìn xa trông rộng

Muốn bản thân làm được những điều phi thường mà chưa ai làm được, đòi hỏi bạn phải là người có tầm nhìn ra trông rộng, thấu suốt những điều mà chưa ai nghĩ đến. Đa số chúng ta sợ thất bại, sợ khác biệt, sợ mạo hiểm nên chỉ nhìn thấy lợi ích trước mắt mà bỏ qua sự phát triển lâu dài.

Tầm nhìn hẹp khiến con người sống không có kế hoạch và không có mục tiêu rõ ràng. Cuộc sống quẩn quanh dễ đi vào bế tắc, lãng phí thời gian và sức lực cho một số việc nhỏ nhặt và tầm thường.

Khi còn trẻ chúng ta dễ tự ti và không dám nghĩ lớn. Sự dè chừng, không dám thử thách bản thân khiến nhiều người cẩn trọng từng bước, không dám bày tỏ những quan điểm mới mẻ, sống thu mình lại, để rồi, tự trói bản thân trong một khuôn mẫu, không tạo nên được sự khác biệt.

Luôn đổ lỗi cho người khác

Xung quanh chúng ta có rất nhiều người cứ hễ gặp chuyện gì lại quay sang đổ lỗi cho người khác. Người trốn tránh trách nhiệm sẽ luôn tìm cớ cho những sai lầm của mình, đây chính là lý do quan trọng khiến họ không bao giờ thoát ra khỏi vòng tròn của mình.

Triết gia Vương Dương Minh có dạy: "Học hành nên tự soi xét bản thân, chỉ biết đổ lỗi cho người khác thì sẽ chỉ thấy cái sai của người khác chứ không nhìn thấy cái sai của mình".

that-bai-cua-con-nguoi-khong-phai-do-so-phan-ma-do-chinh-ho-2

Chúng ta có xu hướng bào chữa như một phản xạ tự nhiên nhằm trốn tránh công việc. Việc đưa ra lời bao biện là cách để chúng ta giải quyết vấn hoặc làm cho nó dễ chấp nhận hơn. 

Thế nhưng, việc đổ lỗi cho người khác trong mọi hoàn cảnh khiến bạn không thể nhìn ra khuyết điểm và khuyết điểm của bản thân nên không có cách nào để sửa chữa chúng.

Một người mất quá nhiều thời gian và năng lượng cho việc giải thích mọi việc thì sẽ không thể sửa đổi bất cứ sai lầm nào. Muốn tránh sự thất bại trong cuộc sống, hãy nên nhìn lại bản thân để nhận ra những thiếu sót và khắc phục.

Đi tắt đón đầu

Con đường đi đến đỉnh cao sự nghiệp của mỗi người là không giống nhau. Người thông minh thường chọn con đường dễ dàng, tiết kiệm sức lực nhất. Đây tưởng chừng là lựa chọn khôn ngoan thế nhưng cũng là điểm yếu của họ. Bởi có một số việc không chỉ đòi hỏi sự khéo léo mà còn phải đủ kiên trì và nhẫn nại để đạt được kết quả. 

Do nghĩ rằng mình thông minh nên dễ chủ quan trong mọi việc. Vì họ quá tự tin vào khả năng của bản thân và sự trợ giúp bên ngoài, họ dễ mắc phải những sai lầm không đáng có. Bởi vậy, có thể nói khôn khéo đôi khi cũng là cạm bẫy trong cuộc sống cản đường đi đến thành công.

Xem thêm: Con người chỉ cần có tính khí tốt, mọi sự tự khắc sẽ suôn sẻ

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận