Trí tuệ cổ nhân: 3 kiểu tư duy thấp hèn, tuyệt đối phải loại bỏ nếu muốn làm nên đại sự

Cổ nhân đúc rút kinh nghiệm từ chính cuộc đời mình để truyền lại cho hậu thế. Dưới đây là 3 kiểu tư duy thấp hèn, chúng ta phải loại bỏ nếu muốn đạt thành tựu.

Loan Nguyễn
08:50 08/10/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vốn là người xuất thân bình thường, tư chất bình thường, Tăng Quốc Phiên thông qua pháp môn đặc biệt của riêng mình, không ngừng tu dưỡng. Ông là người lập đức, lập công, lập ngôn, tồn tại sánh ngang bậc thánh nhân.

Tăng Quốc Phiên sở dĩ có thể đạt được thành tựu to lớn như vậy, chính là nhờ cách tư duy về cuộc sống của ông.

Theo lời dạy của Tăng Quốc Phiên, con người muốn đạt được thành tựu to lớn, n.h.ấ.t định phải loại bỏ 3 loại tư duy thấp hèn dưới đây.

Thiếu chính kiến, chạy theo đám đông một cách mù quáng

Theo Tăng Quốc Phiên, người thiếu chính kiến, chạy theo đám đông một cách mù quáng sẽ không bao giờ làm nên việc lớn. Vì thế, muốn có được thành tựu, phải loại bỏ kiểu tư duy này.

Ông đưa ra lời khuyên răn cho hậu thế: Đừng làm chuyện lợi lâu, đừng đến nơi mọi người tranh giành. Không nên làm những chuyện đã duy trì được lợi ích rất lâu, không nên đến những nơi mà mọi người đang tranh giành. Nhìn thấy người khác làm cái gì, mình cũng làm theo cái đó, cả đám người vây quanh một tổ ong, chỉ khiến cục diện ban đầu trở nên tồi tệ hơn.

câu chuyện như sau, vào thế kỷ trước, người Mỹ phát hiện ra một mỏ vàng tại miền Tây nước Mỹ. Nhóm người đãi vàng đầu tiên đãi được đầy ắp túi mang về, nhóm người đãi vàng thứ hai cũng có một chút thu hoạch, đợi đến nhóm người đãi vàng thứ ba, thứ tư đi vào trong mỏ, thu hoạch không còn bao nhiêu cả. Nhóm người đãi vàng cuối cùng thậm chí còn không kiếm được tiền lộ phí để quay về.

Trong khi đó, một số người thấy được cơ hội thương mại từ những người đãi vàng. Họ không đi xuống sông đãi vàng mà chỉ bán nước uống và dụng cụ đãi vàng, nhờ đó mà họ giàu to.

Có câu: "Cùng tắc biến, biến tắc thông, thông tắc cửu". Nghĩa là, khi một sự vật đi đến mức độ tột cùng của nó thì buộc phải thay đổi sang một trạng thái khác. Biến đổi chính là tất yếu, nhờ thế mới phát triển lâu dài được.

Con người nếu biết thay đổi theo hoàn cảnh và tình huống thì mới có thể đạt được lợi ích. Đừng bao giờ chạy theo đám đông, thấy họ làm gì cũng bắt chước làm theo. Trước hoàn cảnh phức tạp, cần phải có một đầu óc tỉnh táo, học cách suy nghĩ độc lập, thì mới có thể tạo ra một thế giới mới của riêng mình. 

tang-quoc-phien-chi-day-3-kieu-tu-duy-thap-hen-phai-loai-bo-1

Độc chiếm lợi ích, hưởng thụ một mình

Để làm nên đại sự, nhất định cần có thiên thời địa lợi và nhân hòa. Thiên thời địa lợi dựa vào vận may, còn nhân hòa thì bản thân có thể nắm bắt được.

Hãy nhớ, chia tài người tụ, tụ tài người đi. Để tập hợp những người có năng lực lại với nhau, cùng hướng về một mục tiêu mà cố gắng thì phải biết phân chia lợi ích.

Trước khi Tương quân công đánh Nam Kinh, chiếm được một thành trì quan trọng cuối cùng là An Khánh, trận huyết chiến này do Tăng Quốc Phiên một tay lên kế hoạch, tận tâm tận lực thực hiện. Nhưng trong tấu chương mà Tăng Quốc Phiên dâng lên triều đình lại đem công lao của kế hoạch thắng lợi này nhường cho Hồ Lâm Dực, đem công lao huyết chiến nơi tiền tuyến nhường cho Đa Lộc A.

Trong suốt mấy chục năm làm quan, Tăng Quốc Phiên luôn biết cách nhường lại lợi ích, phân chia lợi ích, nâng đỡ người khác. Vì vậy, dưới trướng của ông có vô số nhân tài tề tựu, Tăng Quốc Phiên cũng vì vậy mà lập được công lao to lớn trong việc giữ gìn đất nước thái bình.

Tăng Quốc Phiên chỉ dạy: "Lợi khả cộng nhưng bất khả độc". Nghĩa là, lợi ích có thể cùng nhau hưởng nhưng không thể độc chiếm một mình. Con người ai cũng mưu cầu lợi ích, nhưng không thể độc chiếm lợi ích. Một người biết phân chia lợi ích thì mới có thể đạt được thành tựu to lớn trong sự nghiệp.

Chỉ nhìn vào lỗi lầm của người khác mà bỏ qua ưu điểm

Kiểu tư duy thấp hèn thứ ba mà Tăng Quốc Phiên nhắc đến đó chính là chỉ nhìn vào lỗi lầm của người khác mà không nhận ra được ưu điểm của họ. Nếu chúng ta chỉ mải tập trung vào khuyết điểm của người khác chẳng khác nào ta tự cô lập mình, dễ đánh mất những cơ hội tốt đẹp trong cuộc sống.

Tăng Quốc Phiên nói: "Đừng lấy việc xấu nhỏ mà bỏ đi cái đẹp lớn của người, đừng lấy ân oán nhỏ mà quên ơn nghĩa lớn của người". Không nên vì lỗi lầm nhỏ của một người mà phủ định thành công và ưu điểm của người đó, đừng vì một chút ân oán nhỏ mà quên đi ơn nghĩa to lớn của người khác.

Có một nhân viên của một dự án, anh đã phải bỏ ra thời gian nhiều ngày để làm ra một bản báo cáo tóm tắt rất đầy đủ, dài mấy chục trang. Khi anh đang giảng giải về bản báo cáo trong cuộc họp, thì có một đồng nghiệp phát hiện ra anh viết sai một chữ, vì thế đã nêu ra trước mặt mọi người.

Người đồng nghiệp đó sau này tham gia một dự án khác. Một lần thức cả đêm để làm ra một bản kế hoạch, bản thân anh cảm thấy rất hài lòng. Không ngờ ngày hôm sau, chỉ vì một số liệu không quan trọng mà dẫn đến sai sót, bị quản lý phê bình thậm tệ.

Cổ nhân nói: Vì yêu thích mà biết được khuyết điểm của người, vì căm ghét mà biết được cái đẹp của người, thiên hạ mấy ai làm được.

Nếu một người phát hiện ra khuyết điểm của người khác trong một sự việc tốt đẹp, và cũng phát hiện ra ưu điểm của người khác trong sự việc không tốt đẹp, thì mới có thể đối đãi một cách bình đẳng không thành kiến, không vì một khuyết điểm nhỏ của người khác mà phủ định mọi ưu điểm của người khác.

Trong cuộc sống, chúng ta tuyệt đối không dùng quan điểm phiến diện để đánh giá toàn diện tổng thể, đừng chỉ trích một cách cực đoan. Thấy khuyết điểm của người cần nhìn lại chính mình, thấy ưu điểm của người cần phải học tập.

Một người nếu có thể khoan dung với người khác, khen ngợi người khác thì đó mới thực sự là người trưởng thành.

Xem thêm: Ở đời, có 3 thứ càng tranh giành càng rước họa vào thân

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận