5 thời điểm cha mẹ tuyệt đối không phê bình trẻ kẻo phản tác dụng
Cha mẹ phê bình trẻ không đúng lúc sẽ gây tác dụng ngược khiến trẻ ngỗ nghịch hơn. Các bậc phụ huynh nếu muốn dạy dỗ con hãy tránh các thời điểm dưới đây.

Trước mặt người ngoài
Vì một lý do nào đó, cha mẹ không kìm chế được cơn nóng giận lúc trẻ mắc lỗi, sẽ muốn chỉ bảo trẻ trước mặt mọi người. Có thể xuất phát từ suy nghĩ hành động này khiến trẻ phải xấu hổ và ghi nhớ lỗi lầm của bản thân. Hoặc cha mẹ sợ bị người khác đánh giá là không biết dạy con. Để rồi, họ chứng minh mình là cha mẹ hoàn hảo trong mắt mọi người bằng cách phê bình con trước đám đông.
Trẻ con tuy nhỏ tuổi nhưng rất nhạy cảm. Chúng có lòng tự trọng và biết xấu hổ. Lời khen ngợi có thể khiến trẻ nhớ rất lâu nhưng nếu chỉ một lần mắng trẻ sẽ nhớ suốt đời.
Cha mẹ thường xuyên phê bình trẻ trước người ngoài sẽ khiến trẻ mất tự tin. Nếu trẻ đang ở giai đoạn trưởng thành thì sẽ dễ chống đối, làm ngược lại lời cha mẹ nói. Dù trẻ còn nhỏ hay đã lớn, cha mẹ cũng nên tôn trọng trẻ, tuyệt đối không chỉ trích trẻ nơi công cộng hay trước đám đông.
Khi trẻ đang ăn
Kết quả nghiên cứu "Thói quen sống của trẻ em thành thị Trung Quốc" được thực hiện bởi Trung tâm nghiên cứu thanh thiếu niên Trung Quốc đã chỉ ra rằng: Hơn một nửa số trẻ em ở nước này bị phê bình trong khi ăn.
Nguyên nhân của hành động này, theo các bậc phụ huynh, khi cả gia đình quây quần sẽ là thời điểm dạy dỗ trẻ phát huy tác dụng nhất. Tuy nhiên đây là quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Việc bị chỉ trích trong lúc ăn không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng mà còn ảnh hưởng lớn đến cảm giác ngon miệng của trẻ. Việc ăn uống vì thế với trẻ không còn dễ chịu mà trở nên buồn tẻ và vô vị. Từ đó tác động xấu đến sức khỏe, tâm lý trẻ.
Trước khi đi ngủ
Nhiều bậc phụ huynh vì bận rộn công việc nên chỉ có thể dành thời gian cho con trước khi đi ngủ. Họ tận dụng khoảng thời gian này để nói về chuyện học hành, phàn nàn đủ kiểu.
Trong tâm lý học có một hiện tượng đó là, khi con người nhớ một loạt sự vật, hiệu ứng ghi nhớ của phần cuối sẽ tốt hơn phần giữa. Nếu cha mẹ chỉ trích trẻ trước khi đi ngủ sẽ khiến trẻ cô đơn và buồn bã suốt đêm. Việc làm này của cha mẹ nếu lặp lại liên tục, trẻ sẽ có biểu hiện chán nản, mất ngủ và dễ gặp ác mộng.
Muốn giáo dục con đúng cách, các bậc cha mẹ cần nhớ, thời điểm trước khi đi ngủ là lúc nên nói lời nhẹ nhàng, trẻ sẽ nhận thức dễ dàng hơn. Từ đó chúng cảm thấy tự tin và nhanh chóng sửa chữa được những sai lầm của mình.
Khi trẻ nhận thức được sai lầm
Đa số trẻ khi mắc lỗi đều nhận thức được về lỗi lầm của mình. Khi trẻ đã biết mình sai ở đâu mà cha mẹ vẫn tiếp tục chỉ trích thì sẽ càng khiến trẻ suy nghĩ tiêu cực hơn.

Theo kết quả nghiên cứu, đứa trẻ hay bị đổ lỗi sẽ có tâm lý rút lui và né tránh mọi thứ. Trong khi đó, đứa trẻ được khen ngợi tán dương sẽ luôn biết cách chủ động giải quyết mọi việc. Từ khác biệt khi đối mặt với khó khăn giữa hai kiểu trẻ em như vậy, các bậc phụ huynh nên hiểu tâm lý trẻ, đừng nhắc đi nhắc lại một sai lầm của trẻ.
Khi bố mẹ đang nóng giận
Thời điểm nóng giận, bố mẹ rất khó kiểm soát cảm xúc và dễ trút bực tức lên người xung quanh. Nếu đang bực chuyện gì đó mà mang con cái ra dạy bảo, sẽ rất dễ khiến bố mẹ mắc sai lầm, nói những lời làm tổn thương trẻ.
Dù nhận thấy sự cần thiết phải dạy dỗ trẻ thì các bậc phụ huynh hãy nên bình tĩnh, đợi qua cơn nóng giận chỉ bảo con sẽ phát huy tác dụng tốt hơn.
Xem thêm: Con trai bị nghi trộm tiền và cách xử lý thông minh của người mẹ khiến ai cũng nể phục
Đọc thêm
Anh chị từ Quảng Ngãi đến Đăk Nông lập nghiệp, dù trong nhà chỉ có 2 con nhưng khi các con quyết chi xuất gia anh chị vẫn chấp nhận và hộ trì cho các con đi trọn con đường tu đã chọn.
Muốn thay đổi hành động của một người mà không làm phật ý họ, hãy học theo nguyên tắc của người khôn ngoan trong bài viết dưới đây.
Người Do Thái dạy con giá trị đồng tiền và cách kiếm tiền từ nhỏ để rèn chúng tính độc lập và tinh thần trách nhiệm.
Các bậc phụ huynh à, nếu bạn có con gái, hãy dạy con những điều dưới đây để khi lớn lên con trở thành người phụ nữ mạnh mẽ đầy khí chất, luôn tự tin vào bản thân và không bao giờ gục ngã trước khó khăn.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.