Câu tục ngữ: "Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình" nghĩa là gì?
Ca dao tục ngữ thường chứa đựng kiến thức, kinh nghiệm phong phú đáng suy ngẫm. Người xưa để lại cho chúng ta rất nhiều kiến thức quý giá, có nội hàm nhân sinh sâu sắc.

Người xưa đặc biệt ưa chuộng một loại hình khác đó là tục lệ. Đây có thể nói là một nét văn hóa dân gian độc đáo.
Sở dĩ nó được gọi là thông tục bởi vì văn phong dễ hiểu, nhưng nó cũng hài hước và vui nhộn. Tính thông tục có thể không thanh thoát như thơ Đường, thơ Tống, nhưng thể hiện nhiều triết lý nhân sinh trong sự giản dị bình dân, nên có sức truyền bá rộng rãi trong nhân dân, đáng để mọi người học hỏi, rút kinh nghiệm.
Một trong những câu nói ý nghĩa của người xưa đó là: "Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình".
Xét về nghĩa đen, lời dạy này của người xưa nhắc nhở mọi người không nên đi theo đường thủy khi họ nghèo và không theo đuổi những chuyện ngoại tình khi họ giàu có.

Nghèo không đi đường thủy
Trong câu nói này, "nghèo không đi đường thủy", thủy (nước) ở đây không hoàn toàn chỉ đường thủy mà còn có nghĩa là các hoạt động bất hợp pháp.
Ở thời cổ đại, lũ lụt xảy ra không chỉ đơn giản là một thảm họa diệt vong đối với người dân thường. Vì thế, việc quản lý lũ lụt luôn được ưu tiên hàng đầu trong tất cả các triều đại.
Ngư dân thời xưa cũng rất vất vả, thường xuyên phải ra khơi đánh bắt. Lúc đó, tàu thuyền nhìn chung không lớn, nếu gặp thời tiết xấu thì càng nguy hiểm. Nhiều ngư dân bị chôn vùi dưới biển theo cách này, vì vậy có câu nói rằng họ sẽ không mất mạng nếu không bất chấp nguy hiểm như thế.
Câu nói này, theo nghĩa rộng hơn, nhắc nhở mọi người rằng, dù cuộc sống nghèo khó vẫn phải giữ vững lập trường, đừng mạo hiểm và tham gia vào các hoạt động phi pháp để làm giàu bất chính. Nếu không, cuối cùng, sẽ hại người và hại chính mình.

Giàu không nói chuyện ngoại tình
Lời dạy của người xưa: "Giàu không nói chuyện ngoại tình". Ngoại tình ở đây không chỉ nói đến quan hệ nam nữ không đúng mực, nó còn có ý nghĩa tương tự như "phú quý bất năng dâm", tức là phú quý không thể ham mê sắc dục, hư vinh.
Người xưa đúc kết kinh nghiệm trong lời dạy ý nghĩa, nhắc nhở hậu thế khi giàu có hãy sống thanh đạm, không nên tiêu xài quá đà và phung phí tiền bạc một cách tùy tiện.
Có những người giàu chưa từng trải qua nỗi khổ của người nghèo. Họ đâu biết rằng, cho dù có của cải, có vàng bạc đầy nhà, nhưng cứ sa đà ăn tiêu phung phí, thì phú quý cũng sớm tiêu tan.
Có câu: "Từ đạm bạc thành xa hoa thì dễ, nhưng chuyển từ xa hoa sang đạm bạc lại khó". Vì vậy, khi giàu có, bạn không nên để dục vọng làm mờ mắt, phải học cách kiểm soát dục vọng của bản thân.
Người xưa sống đơn giản, công nghệ không tiện lợi được như thời hiện đại, nhưng những kinh nghiệm sống và sự thông minh mà họ đúc kết được từ thực tế trong cuộc sống thực sự đáng khâm phục.
Câu nói "Nghèo không đi đường thủy, giàu không nói chuyện ngoại tình" chính là một lời nhắc nhở: khi nghèo khó thì không thể dùng bất cứ cách nào để có được của cải không chính đáng, khi giàu thì không được phung phí hoặc lãng phí tiền bạc.
Xem thêm: Vì sao cổ nhân nói: "Giàu không ở nhà to, nghèo không đi đường dài"?
Đọc thêm
Có một chàng thanh niên luôn đi tìm chân lý vạn năng trong đối nhân xử thế, hy vọng dù gặp phải bất cứ sự tình gì trong đời cũng đều có thể sử dụng.
Dù việc triều chính bận rộn nhưng Kỷ Hiểu Lam không lơ là chuyện giáo dục con cái. Ông viết gia thư rõ ràng, chỉ phu nhân cách dạy con như thế nào.
Trong cuộc sống, người tốt thường giảng về hàm dưỡng, người tu thường đàm luận đến tu tâm. Một người quân tử có tấm lòng quảng đại bao dung, nhẫn nại sẽ không dễ nổi nóng, tức giận, cũng sẽ không vì chuyện bé xé ra to mà tranh luận với người khác mãi không thôi.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.