Đời người phải nhớ: 4 thứ không thể vay nợ, kể cả người thân
Có những món nợ, mà chủ nợ dù thoải mái đến đâu nhưng vẫn không nên vay, có vay thì hãy mau lo trả sớm. Cùng xem đó là những món nợ gì bạn nhé.

Nợ ân huệ, khó trả nhất trên đời
Trong cuộc đời mỗi người, nợ tình cảm là món nợ khó trả nhất. Đôi khi, một lời nói chân thành dù cảm ơn hay xin lỗi cũng đều không vừa lòng người ta.
Món nợ tình cảm dường như là một món nợ lớn nhất của đời người. Đây là món nợ khó trả và cũng khó được sống yên ổn, bản thân day dứt, đứng ngồi không yên, nỗi lo lắng cứ bao vây xung quanh.
Làm người phải nhớ, đừng vì thấy bạn bè tốt với mình mà lợi dụng chuyện ân nghĩa, tình cảm để nhờ vả, xin họ giúp đỡ. Nợ ân tình, chẳng số tiền nào có thể trả được hết. Nếu mắc nợ ân tình thì có thể sẽ gây ra tổn thương, oán giận lâu dài.
Đừng vay món nợ trách nhiệm
Mỗi người chúng ta đang đảm nhận một vai diễn khác nhau trong vở kịch cuộc đời.
Với vai trò của người con, bạn phải có trách nhiệm hiếu kính, chăm sóc ông bà cha mẹ, những người đã có công sinh thành và nuôi dưỡng bạn. Món nợ trách nhiệm của người làm con đối với bậc sinh thành mà bạn cần phải trả, tuyệt đối không được rũ bỏ trách nhiệm bản thân.
Bậc cha mẹ, trách nhiệm của bạn chính là nuôi dưỡng, giáo dục cũng như định hướng tư tưởng cho con cái mình. Để con trưởng thành trong môi trường tốt nhận được nền giáo dục văn minh.

Là vợ chồng, bạn phải có trách nhiệm thủy chung, tôn trọng đối phương, cùng nhau vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Có câu "phải tu ngàn năm mới có duyên làm vợ chồng", cho nên đừng nợ chồng hay vợ bạn sự chân thành và khoan dung.
Anh chị em ruột thịt trong một nhà, món nợ bạn phải nhớ là hãy sống có trách nhiệm yêu thương, đùm bọc, giúp đỡ anh chị em.
Nợ lời hứa, nhất định phải thực hiện
Người xưa có câu: "Một lần bất tín, vạn lần bất tin". Lời hứa đã nói ra, nhất định phải làm cho bằng được.
Trong mối quan hệ bạn bè, đánh mất niềm tin ở họ chính là sự phản bội cao nhất. Đừng dễ dàng hứa hẹn rồi quên đi, bởi lời hứa là một sự xác tín giữa người với người.
Khi chúng ta hứa hẹn một điều gì đó, là chúng ta đang gieo cho người khác niềm tin và hy vọng vào những việc ta sắp làm. Vì thế, hoàn thành được lời hứa của mình cũng là lúc ta đem lại cho họ nhiều niềm vui, hạnh phúc cho người khác.

Đừng ôm món nợ thời gian
Hạnh phúc đích thực ở đời này không phải là có nhiều tiền, nhà lầu xe hơi hay mỗi ngày được ăn sơn hào hải vị.
Người thân yêu của chúng ta không bao giờ yêu cầu ta phải có sự thành công to lớn, thành ông nọ bà kia. Mà đơn giản chỉ cần mọi thành viên trong gia đình luôn đùm bọc, yêu thương lẫn nhau, vui vẻ, khỏe mạnh.
Hiểu được điều này, hy vọng bạn sẽ biết trân trọng từng giây phút quý giá bên người thân để chăm sóc và yêu thương họ. Đừng đợi đến khi người thân không còn nữa mới cảm thấy hối hận, ăn năn.
Xem thêm: Món nợ của Cha - câu chuyện xúc động về lòng người, một bài học đáng quý để đời
Đọc thêm
Không sợ con hổ hung dữ đang ngồi trước mặt, mặc dù chúng là những loài động vật cực kỳ hung dữ trong tự nhiên. Vậy tại sao ông cha ta lại nói không sợ hổ và sói ngồi trước mặt?
Cổ nhân dạy: "Bệnh do ăn nhiều mà ra. Khỏe do đi nhiều mà ra. Họa do nói nhiều mà thành. Còn phiền não, do nghĩ nhiều mà có".
Đừng mong đợi người khác dẫn dắt bạn và đừng đi loanh quanh để nhờ giúp đỡ. Nếu bạn dám chọn con đường phù hợp với mình, bạn sẽ thực sự có năng lực để đứng lên.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.