Cuộc đời tốt đẹp nằm ở việc ''không quá mức'', bởi thái quá ắt sẽ gây họa
Con người sở dĩ thất bại không phải do không có năng lực mà là do quá tham lam thụ hưởng lúc thư nhàn. Ở trong môi trường thoải mái quá lâu, con người sẽ sinh ra lười nhác.

Con người gặp thất bại, khó khăn thì hay than trách trời đất, than thân trách phận mà không hiểu rằng việc than vãn không khiến mọi chuyện tốt đẹp hơn, chỉ làm lãng phí thời gian. Chúng ta thường mưu cầu một cuộc sống hạnh phúc, nhưng lại không chịu nỗ lực, cố gắng để thay đổi vận mệnh bản thân.
Muốn cuộc đời tốt đẹp hơn, hãy nhớ, mọi thứ đều nên có chừng mực của nó. Bởi cái gì thái quá cũng sẽ gây tai họa. Biết kiểm soát dục vọng bản thân thì ta mới có thể làm chủ cuộc đời.
Dưới đây là 3 điều mà chúng ta cần nhớ và tu dưỡng mỗi ngày để thay đổi cuộc sống trong tương lai:
Lợi không quá tham
Con người ai cũng đều mong cầu tiền bạc, vật chất. Suy cho cùng thì phú quý cũng chính là dục vọng của con người. Truy cầu ở mức độ nhất định có thể trở thành động lực thúc đẩy con người tiến về phía trước. Tuy nhiên, nếu con người không có điểm dừng, chẳng thể cưỡng lại cám dỗ, quá để mắt tới lợi ích thì rồi bạn sẽ đánh mất đi nhiều thứ vô cùng.
Sở dĩ con người khổ sở không phải do nghèo khó mà đó chính là tham dục. Của cải như nước biển, uống càng nhiều thì sẽ càng khát. Quá tham lam phú quý thì cuối cùng cũng chẳng được điều gì. Vì thế, hãy biết bỏ qua lợi ích trước mắt , biết cho đi, đừng quá tham lam, bạn sẽ nhận lại được nhiều hơn thế.

Nhàn chớ quá an
Nguyên nhân dẫn đến thất bại của con người đâu phải là không có năng lực mà chính là quá tham lam thụ hưởng lúc thư nhàn. Con người càng ở môi trường thoải mái quá lâu sẽ sinh ra lười nhác.
Đời người cũng như con thuyền ngược dòng nước, nếu không tiến ắt sẽ thoái. Một trong những điều cấm kỵ con người nhất định phải tránh đó là tham thú an nhàn.
Nhiều người cho rằng, an nhàn chính là cuộc sống sung sướng, hạnh phúc. Họ đâu biết rằng, cuộc sống an nhàn chỉ có thể mang lại niềm vui nhất thời, nhưng rồi sẽ khiến bạn đánh mất đi cuộc đời.
Đừng để bản thân ở trong trạng thái an nhàn, bởi như vậy chẳng khác gì thuốc đ.ộc, triệt tiêu ý chí phấn đấu của bạn. Dù thế nào đi chăng nữa, cũng phải không ngừng nỗ lực tu dưỡng và giữ gìn phẩm cách.

Giận không quá mức
Kiếp nhân sinh ngắn ngủi, chuyện không như ý thì chiếm đến tám, chín phần. Nhưng dù thế nào cũng đừng nóng giận, vì tức giận không giải quyết được vấn đề, còn khiến cho sự việc tồi tệ hơn mà thôi.
Việc tức giận với người khác suy cho cùng làm hại chính bản thân mình. Trên đời này, có nhiều chuyện khiến bạn không vui, nhưng cũng đừng tự làm khó mình. Khi chúng ta bị cảm giác phẫn nộ bủa vây thì chúng ta rất dễ nổi nóng và chẳng thể nào nhìn thấy những điều tốt đẹp kề bên cạnh. Vì thế, ta dễ gây sai lầm, nói lời tổn thương người khác, làm tổn hại mối quan hệ tốt đẹp, để rồi mất đi nhiều cơ hội trong cuộc sống.
Nửa đời còn lại, hãy học cách im lặng, đau không nói, khổ không than, giận đến mấy cũng không thể hiện ra mặt. Đồng thời, không tham lam lợi ích trước mắt, không để bản thân nhàn rỗi quá lâu. Chắc chắn rằng, khi bạn làm được những điều này, cuộc sống của bạn sẽ dần thay đổi và trở nên tươi đẹp, nhiều màu sắc hơn.
Xem thêm: Vì sao người lương thiện hay gặp nỗi buồn và trắc trở trong cuộc đời?
Đọc thêm
Đôi khi, chúng ta rất khó phân định rạch ròi đúng sai trong cuộc sống. Lời thị phi của người đời, xin đừng bận lòng, chỉ cần bản thân sống thật là đủ.
Đời này, tha thứ cho người khác cũng chính là tha thứ cho bản thân mình. Người có thể "lấy đức báo oán" mới thực sự là bậc quân tử.
Có rất nhiều điều ở đời không đáng để bạn bận tâm. Hãy học cách sống của người thông minh, rèn luyện 3 thái độ dưới đây, cuộc sống của bạn sẽ đỡ mệt mỏi hơn.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.