Chuyện bánh đúc có xương giữa đời thực: Chồng qua đời, mẹ kế một mình nuôi 4 đứa con thành tài

Sau khi cha tôi qua đời, mẹ kế đã hy sinh hạnh phúc riêng tư, một mình vất vả nuôi dưỡng 4 chị em chúng tôi ăn học thành tài.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sau khi sinh em trai út của chúng tôi thì mẹ ruột tôi qua đời. Lúc đó, chị Như, chị hai tôi, mới lên mười. Tôi là đứa con gái thứ hai, lên tám, suốt ngày đau ốm. Tiếp đó, thằng Thành, năm tuổi, suốt ngày ngơ ngác tìm mẹ.

Hai năm sau, cha tôi tái hôn với người phụ nữ trẻ đẹp, con nhà gia thế. Chúng tôi gọi người này là "má". Hằng ngày, cha đi làm nên mọi việc chăm nom con cái đều do má đảm nhận. Mỗi ngày, má không lúc nào ngừng nghỉ chỉ để chị em tôi được sạch sẽ, no đủ với những bữa cơm nóng hổi, nhà cửa gọn gàng.

Chỉ 3 năm sau khi chung sống với má, cha tôi đau ốm nặng rồi qua đời. Lúc sắp ra đi, cha không còn nói được chỉ nhìn má tôi rồi khóc.

Cha vừa nhắm mắt xuôi tay được mươi ngày đã có người đến đòi siết nhà, siết đồ. Má lúc đó trẻ đẹp quá, lại không phải má ruột của chúng tôi. Gia đình nhà má khăng khăng bắt má về gả chồng. Nhưng cuối cùng, má quyết định bán nhà, trả hết nợ rồi lặng lẽ dắt chúng tôi rời đi.

chuyen-nguoi-me-ke-hy-sinh-hanh-phuc-ca-nhan-de-nuoi-con-chong-1

Đó là vào năm 1978, sau khi rời làng, chúng tôi ở nhờ nhà người chị họ xa của má. Chúng tôi gọi người này là dì tư Tím. Dì Tư góa bụa, sống trong căn nhà không khác cái chòi canh dưa là mấy. Dì làm nghề ướp cá, bán cá, sống qua ngày. Dì tư đã nhờ một người quen để xin cho má một chân tạp vụ trong Bệnh viện Đa khoa.

Má thường bắt đầu ngày mới từ hơn 3 giờ sáng để vào bệnh viện nấu nước cho những bệnh nhân dậy sớm rửa mặt, pha sữa, pha trà,  kiếm thêm chút tiền mua sách vở cho chị em tôi đi học.

Rồi 6 giờ, má quay về nhà lo cho chúng tôi ăn sáng và đến trường. 7 giờ má trở lại bệnh viện lau cầu thang, lau sàn, cọ rửa nhà vệ sinh, thay trải giường cho người bệnh, gom rác đem đi đốt… Sau 5 giờ chiều, má còn nhận giặt thuê quần áo cho những bệnh nhân khá giả. Đến 8 giờ tối má mới về đến nhà.

Hôm nào trời mưa gió thì má về sớm hơn, không quên mua cho chị em tôi mỗi đứa một trái bắp nướng hay một túi đậu nành rang thơm giòn. Mấy chị em nằm bên má, nghe má kể chuyện đời xưa. Má còn dạy chúng tôi những bài hò, bài vè rất vui nhộn.

chuyen-nguoi-me-ke-hy-sinh-hanh-phuc-ca-nhan-de-nuoi-con-chong-2

Cứ đến ngày giỗ mẹ tôi, má làm một mâm cơm tươm tất, thắp mấy nén nhang thơm, gọi hết bốn chị em tôi lại bên bàn thờ mà nói: "Đây là mẹ ruột của các con, người đã sinh ra và nuôi nấng các con. Tuy mẹ các con mất rồi nhưng ở trên trời mẹ các con vẫn luôn phù hộ cho các con mạnh khỏe". 

Vào ngày giỗ ba, má cũng làm như vậy. Vì thế, từ đó đến bây giờ, tôi vẫn tin ba mẹ tôi ở trên trời nhìn thấy chúng tôi.

Có lần, chân má bị bỏng nước sôi, do bệnh nhân chạy vấp vào má. Chỗ bỏng cứ sưng lên, đau nhức, má nhiều đêm mất ngủ. Chị hai khóc, năn nỉ má cho đi đổ nước thay má mà má không cho đi. Rồi má nén đau, cố lê chân đi làm trở lại. Vết bỏng ở chân má sau này thành sẹo, một sẹo lồi nhăn nhúm chạy từ cổ chân đến hết mu bàn chân trái, khiến dáng đi cũng khập khiễng.

Sau khi mua được căn nhà ở gần chợ, dì tư Tím bán rẻ căn nhà lá cho má con tôi. Năm đó, chị hai tôi thi đậu vào Trường cao đẳng Sư phạm Cần Thơ. Nghĩ thương má vất vả nên chị định bỏ học đi làm thuê nhưng má cương quyết không đồng ý. Thắp nén nhang trên bàn thờ ba, má khấn nhưng chủ yếu cho chị hai nghe: "Con gái lớn của mình định bỏ học. Khi về nơi chín suối, em biết nhìn anh sao đây…".

Chị hai nghe má nói vậy thì khóc, xin lỗi má rồi chấp nhận đi học. Hai năm sau, tôi đỗ đại học. Má sắp vali quần áo cho tôi rồi đưa đi. Trong vali, ngoài quần áo, má còn bỏ vào kim chỉ, dầu gió, tem thư, bông băng, thuốc đỏ, thuốc cảm.

Chị em tôi lần lượt ra trường, đi tìm việc thì cũng là lúc thằng Thành vào Đại học Luật Sài Gòn, rồi sau nữa là thằng Tài vào Đại học Y Cần Thơ.

Nhiều năm trôi qua, không thể đo đếm được sự cực nhọc, vất vả của má. Lưng má còng đi, tóc đã lốm đốm bạc, da tay chai sần.

Má lần lượt dựng vợ gả chồng cho ba đứa con lớn. Thằng Tài vẫn ở với má và chưa có gia đình riêng. Giờ nó là bác sĩ ngoại khoa của bệnh viện mà xưa má làm hộ lý. Nó kể rằng, mỗi lần trực đêm mà nghe tiếng rao "nước sôi đây" là giật mình tưởng tiếng má, đau thắt lồng ngực.

chuyen-nguoi-me-ke-hy-sinh-hanh-phuc-ca-nhan-de-nuoi-con-chong-3

Mỗi khi có dịp rảnh rỗi, chị em tôi dẫn lũ con về với má cho má vui. Đám trẻ quấn quít không rời nửa bước, đứa nhổ tóc sâu, đứa bóp tay, đứa bóp chân cho bà.

Có lần, bé Du con tôi xoa vào vết sẹo trên chân má mà nói: "Bà ngoại ơi, con bị bỏng tay có một chút đã đau ghê. Ngoại bỏng nhiều vậy chắc là đau lắm". Má tôi cười: "Lâu quá, ngoại quên mất rồi". 

Một chiều mưa tôi về thăm má. Nằm nghe má tâm sự chuyện chồng con mà tôi xúc động rơi nước mắt. Tôi có chồng có con, vợ chồng tôi luôn quấn quít đầm ấm. Còn má, má chỉ được hạnh phúc làm vợ trong ba năm lẻ. Để rồi, những năm tháng dài sau đó, chắc cũng có lúc má khát khao một hạnh phúc riêng tư, cũng có lúc má cô đơn, mệt mỏi mà không có ai chia sẻ. Má đã hy sinh hạnh phúc riêng tư của mình để nuôi dưỡng 4 đứa chúng tôi thành tài. Đây quả là sự lựa chọn nghiệt ngã của má, nhưng đã giúp chúng tôi có người mẹ thứ hai trong suốt cuộc đời.

Má thường kể cho các con tôi những câu chuyện cổ tích. Khi con tôi lớn lên, tôi sẽ kể cho các con nghe về "Bà Tiên" của chị em tôi. Một bà Tiên tóc bạc, dáng đi khập khiễng vì một vết sẹo dài. Câu chuyện cổ tích mà má viết cho chúng tôi đánh đổi bằng cả sự nhọc nhằn, sự đau đớn, những giọt mồ hôi, nước mắt và bằng cả cuộc đời má.

Xem thêm: Chỉ khi lớn lên ta mới hiểu bố mẹ đã vất vả thế nào vì con

Đọc thêm

Kết giao với người không đáng tin cậy là sự lãng phí lớn nhất đời người. Dưới đây là cách giúp bạn nhận biết người đáng tin cậy trong cuộc sống.

3 câu chuyện giúp bạn nhận biết người đáng tin cậy khi kết giao
0 Bình luận

Cậu bé ăn xin cho người phụ nữ đáng thương toàn bộ số tiền mình kiếm được trong ngày hôm đó. Thật bất ngờ, sự lương thiện đã giúp cậu bé thay đổi số phận.

Sự lương thiện giúp thay đổi số phận của cậu bé ăn xin: Bài học đắt giá về sự cho đi
0 Bình luận

Chàng trai đứng cạnh chứng kiến toàn bộ hành động của ông lão. Trong lòng anh hết sức kính nể ông và cảm thấy xấu hổ về chính mình.

Chuyện chiếc ly vỡ: Bài học từ cụ già khiến chàng trai khắc cốt ghi tâm suốt đời
0 Bình luận


Bài mới

Không muốn làm phiền con - Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cũng vì suy nghĩ không muốn làm phiền đến con cái nên chị cứ chịu đựng một mình.Ốm đau, bệnh tật cũng tự mình lo liệu, đau khổ, xót xa cũng tự mình gặm nhấm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 30 phút trước
Vì sao cổ nhân nói 'đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng'?

"Đàn ông xem ngày sinh, đàn bà xem ngày lấy chồng" - đây là câu nói mà người xưa đúc kết được, rất đáng để chúng ta tham khảo, áp dụng vào cuộc sống.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 giờ trước
Quyết định cuộc đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Cuộc đời mỗi người là do chính người đó quyết định. Cuộc sống của tôi ngày hôm nay chính là kết quả của những tôi đã lựa chọn, suy nghĩ và hành động suốt nhiều năm qua.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 2 ngày trước
17 thái độ sống giúp bạn trở nên 'có giá trị' mỗi ngày

Dưới đây là 17 cách giúp bạn hiểu bản thân hơn, hoàn thiện bản thân mỗi ngày, khiến cho bản thân trở nên có giá trị hơn.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Tình cuối đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau cuộc hẹn, tôi mới thấm thía nhận ra tình cuối đời của mình, đó chính là tình với con với cháu chứ tìm đâu xa.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 3 ngày trước
Người xưa nói: Nếu gia đình có 3 khoảng trống này, con cháu khó giàu sang

"Gia đình có ba chỗ trống thì con cháu sẽ nghèo nhiều đời" - câu nói này không chỉ phản ánh quan niệm phong thủy mà còn gắn liền với sự thịnh vượng của các thế hệ tương lai trong gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Nhân tướng học: Bàn tay ai kiểu này thì nửa đời sau không giàu cũng phú chẳng lo túng thiếu

Theo quan điểm của người xưa, ai có đôi bàn tay này sẽ mang đến những điềm báo may mắn về tài chính. Nếu tay bạn có những đặc điểm này thì xin chúc mừng.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Phận đẻ thuê – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Lâu lâu có dịp đi qua cầu Kiền tôi lại chợt nhớ đến cô bé đẻ thuê, rồi lại thầm nghĩ phận người chìm nổi, chỉ mong sau cô bé ấy có thể may mắn gặp đúng người để được chở che…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Nhân tướng học: Phụ nữ lấy được người đàn ông có 7 nét tướng này thì sướng cả đời

Theo nhân tướng học, đàn ông giàu có, phúc đức sẽ hiện rõ ở 7 nét tướng mạo duối đây. Cùng chiêm nghiệm nhé!

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Sống chung với bố mẹ chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Sau 4 năm sống chung với bố mẹ chồng tôi cảm thấy cuộc sống bí bách, ngột ngạt vô cùng, ra ở riêng thì không được nên đành phải cơi nới thêm một phòng và nấu ăn riêng. Cũng vì việc ấy mà tôi bị hàng xóm nói ích kỷ, vô tâm.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Có 1 kiểu hiểu thảo 'giả tạo' của con cái

Kiểu đứa con toàn thời gian này nhìn có học thức, điều kiện gia đình không tồi. Họ đổi lấy sự hỗ trợ tài chính bằng thực hiện các yêu cầu cha mẹ và đảm nhận công việc lao động của gia đình.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Thương con gái lấy chồng xa – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Sau 3 ngày lên thành phố ở cùng con gái, tôi trở về nhà mà lòng nặng trĩu, cứ nghĩ đến đứa con gái lấy chồng xa là lại không kìm được nước mắt.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Người xưa nói 'vợ chồng bằng tuổi nằm duỗi mà ăn': Quan niệm này còn đúng không?

"Vợ chồng bằng tuổi, nằm duỗi mà ăn" - câu nói mang ngụ ý rằng các cặp vợ chồng cùng tuổi sẽ hòa hợp, đồng cam cộng khổ, cuộc sống an nhàn. Song trong thực tế, quan niệm này có hoàn toàn đúng không?

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Lạ đời không?

“Thay vì tham tiền, Hãy tham giúp đỡ người khác”

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Khóc cạn nước mắt vì nhà chồng – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Chỉ vì tiền nhà chồng bắt chúng tôi bán đất, bán nhà, ép cả vợ chồng tôi ly tán. Tình nghĩa hơn 20 năm bỗng chốc hóa hư vô, cuối cùng chỉ là người dưng bước qua cuộc đời nhau…

Vì sao người xưa dặn 'kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn'?

“Kiêng cắt tóc đầu tháng, không câu cá đêm trăng tròn” - nếu phạm phải những điều người xưa dặn thì sẽ gây ra hậu quả gì? Hãy cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Đề xuất