Câu chuyện chiếc ô của vị phú thương và bài học đáng suy ngẫm về sự bình tĩnh

Gặp bất kỳ chuyện gì trong cuộc sống, chỉ khi chúng ta bình tĩnh mới có thể tìm cách giải quyết vấn đề. Hãy đọc câu chuyện dưới đây và chiêm nghiệm bạn nhé.

Loan Nguyễn Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vị phú thương nọ vì thời thế loạn lạc nên muốn chuyển về sinh sống ở quê. Ông quyết định đem tất cả gia sản đổi thành chi phiếu. Sau đó, vị phú thương cất công đặc chế một chiếc ô có cán rỗng để nhét tất cả ngân lượng vào ngăn bí mật trong đó.

Khi đã chuẩn bị hành lý xong, vị phú thương thay đổi y phục giống dân thường, mang theo chiếc ô có chứa tất cả tài sản và lên đường hồi hương.

Thật không ngờ, trên con đường ông trở về quê hương, một biến cố đã xảy đến.

Vì khá mệt mỏi nên vị phú thương dừng chân tại một ngôi đình và ngủ một giấc. Không ngờ sau khi tỉnh dậy, chiếc ô chứa cả gia tài của ông đã "không cánh mà bay".

Vốn là kẻ lão làng trên thương trường nên khi biến cố đột nhiên xảy đến, dù ông hốt hoảng nhưng đã nhanh chóng lấy lại bình tĩnh.

Vị phú thương hiểu được rằng, sự thật của cải đã mất đi. Việc ông hốt hoảng, than trách bản thân cũng không giải quyết được gì. Chi bằng, hãy tìm cách lấy lại được những gì đã mất.

Ông cẩn thận quan sát xung quanh, thấy bọc tay nải mình mang theo không thiếu thứ gì. Ông kết luận rằng có người lấy cây dù kia để che mưa chứ không nhằm mục đích trộm của cải.

Theo dòng suy nghĩ sâu xa hơn, ông lại khẳng định người lấy ô có tới tám, chín phần sống ở khu vực lân cận. Người này hẳn là trên đường đi về nhà gặp phải cơn mưa và trú dưới mái đình, khi thấy chiếc ô của ông thì tiện tay mang đi.

Vì vậy, vị phú thương ấy quyết định tạm hoãn chuyến hồi hương của mình, mua một ít đồ nghề, ở lại đó mở một sạp chuyên sửa chữa ô dù.

cau-chuyen-chiec-o-cua-vi-phu-thuong-va-bai-hoc-ve-su-binh-tinh-2

Thời gian cứ thế trôi qua, thoáng một cái đã hai năm kể từ ngày chiếc ô biến mất không tung tích. Vị phú thương vẫn kiên trì chờ đợi ở ngôi đình, nhưng chưa hề gặp lại chiếc ô năm ấy.

Dù trong lòng không khỏi thất vọng nhưng ông vẫn không từ bỏ ý định. Ông suy nghĩ cẩn thận hơn và nhận ra rằng, khi ô đã cũ, có nhiều người sẽ mua một chiếc mới thay vì mang chúng đi sửa.

Vậy là ông quyết định mở một sạp bán ô, lại viết thêm một tấm bảng hiệu có ghi: "Đổi ô cũ lấy ô mới, không phải bù thêm tiền".

Quả nhiên số người tới đổi ô đông không đếm xuể. Không lâu sau đó, có một người đàn ông trung niên cầm theo một chiếc ô làm từ giấy dầu đã cũ tìm đến vị phú thương ấy.

Chỉ vừa nhìn thoáng qua một cái, ông đã biết chiếc ô cũ nát trên tay người kia chính là thứ chứa gia tài tích cóp cả đời của mình. Chiếc ô không còn mới, nhưng phần cán ô chẳng hề có lấy một chút suy chuyển nào.

Vị phú thương tỏ ra điềm tĩnh, từ tốn đổi cho người đàn ông này một chiếc ô mới rồi nhận lại ô cũ. Thế nhưng, trong lòng ông vui mừng khôn xiết.

Người kia vừa rời đi, phú thương liền thu dọn sạp hàng, hồi hương sống một cuộc đời giàu sang, phú quý.

Lời bàn

Câu chuyện chiếc ô của vị phú thương ẩn chứa thông điệp: Sự bình tĩnh chính là nguồn cội đích thực của trí khôn, là cái gốc sâu bền của thành công.

Vị phú thương trong câu chuyện khi gặp biến cố đã bình tĩnh đối mặt, tỉnh táo suy tính để tìm giải pháp tối ưu nhất. Ông suy nghĩ cẩn thận, thấu đáo, lặng lẽ chờ đợi, cuối cùng cũng đạt được điều mà bản thân mong muốn.

Trong cuộc sống, hãy tự hỏi bản thân: "Sao phải lo lắng về những thứ bạn không thể thay đổi? Buông bỏ và tiếp tục tiến lên vì cuộc sống không chờ đợi ai".

Bình tĩnh sẽ giúp chúng ta rèn luyện bản lĩnh vững vàng. Ngay cả khi trước mặt ta ập tới sóng gió kinh hoàng hay suy nghĩ ngập tràn lo âu, khổ não, thậm chí gặp phải chuyện tưởng như không thể cứu vãn được.

Điều cần nhất ở mỗi người đó là sự bình tĩnh. Có một câu danh ngôn đại ý rằng, nếu một việc có thể giải quyết được, thì chắc chắn có hướng giải quyết, còn nếu một việc không thể giải quyết được, thì có lo nghĩ cũng không thể xử lý nó.

Vì thế, muốn làm được việc lớn nhất định bạn phải rèn được sự bình tĩnh. Hãy luôn giữ một tâm thái an hòa, cố gắng tĩnh tại từ trong nội tâm khi suy xét thực hiện một vấn đề.

Người bình tĩnh có sự bình thản, hòa ái trong tâm sẽ có thể nhìn xa, trông rộng mà không bị những sự việc nhỏ nhen, những thứ lợi ích tầm thường che khuất.

Xem thêm: Cuộc sống hơn nhau ở lòng vị tha, bao dung tha thứ cho người chính là cho mình cơ hội

Đọc thêm

Nhiều người nghĩ rằng phải khôn ngoan thì mới giành được lợi ích về phía mình nên không ngừng tranh giành. Họ đâu biết rằng, người giả ngốc mới là bậc đại trí.

Ở đời, làm kẻ ngốc không phải thiệt thòi mà là cảnh giới trí tuệ thâm sâu
0 Bình luận

Bài giảng chặt cây của người thầy đã truyền đạt cho học sinh về tầm quan trọng của mục tiêu trong sự nghiệp. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây và chiêm nghiệm bạn nhé.

Câu chuyện 'Chặt thông hay bạch dương trước' hé lộ nguyên nhân thất bại của không ít người
0 Bình luận

Đến một độ tuổi nhất định, chúng ta nên học cách sống "kín tiếng". Việc thường xuyên khoe mẽ không chỉ khiến chúng ta đánh mất giá trị bản thân mà còn là nguồn cơn của tai họa.

Ở đời 'thùng rỗng' thường 'kêu to': Thường xuyên khoe khoang 4 điều này sớm muộn tai họa cũng ập đến
0 Bình luận


Bài mới

Ngọn đèn trên sông – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Giữa ánh sáng leo lét của ngọn đèn dầu, ông ngỡ như thấy bóng bà Sáu ngồi bên bếp, mỉm cười bảo: “Ông ơi, khuya rồi, đi ngủ sớm ông ơi…”

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 18 giờ trước
Vì sao người xưa nói 'người hai má không thịt, tuyệt đối đừng qua lại'?

Người xưa khuyên nên tránh xa những người hai má không thịt bởi đó là tướng không tốt, cố kết giao chỉ thiệt thân.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 22 giờ trước
Người xưa dặn: 4 thứ tuyệt đối không tích trữ trong nhà, càng giữ càng nghèo

Người xưa tin rằng, con cháu không nên tích trữ rác hay đồ ăn thừa trong nhà. Càng tích trữ nhiều thì càng không thể thay đổi cuộc sống được. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 2 ngày trước
Cổ nhân nói: Nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân

Cổ nhân cho rằng nếu thế hệ sau hiểu đúng và vận dụng khéo léo lời dặn "nghèo không động tam nghệ, giàu không gần tam nhân" thì cuộc đời sẽ bình yên. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 3 ngày trước
Tri kỷ trong đời – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Thật may vì ngoài gia đình mình còn những đứa bạn tri kỷ, lúc thành công thì chúng nó cùng chung vui, lúc khó khăn thì bọn nó động viên, giúp đỡ.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 4 ngày trước
Người xưa dặn: Đời người có 2 bữa không ăn, 3 nơi nên tránh

2 bữa không ăn là những bữa nào; 3 nơi nên tránh là những nơi nào? Hãy cùng giải mã ở bài viết dưới đây. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 4 ngày trước
Đi máy bay – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Qua câu chuyện trên máy bay chúng ta đều phải công nhận rằng, người thực sự có học là người biết giúp đỡ người khác chứ không tỏ ra khinh mạn họ để khẳng định đẳng cấp của mình.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 5 ngày trước
Vì sao người xưa nói 'ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phức lành rời đi'?

Ngũ hoa là những loại hoa gì mà người xưa nói "ngũ hoa vào cửa, tài lộc thất thoát, phúc lành rời đi".

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 5 ngày trước
Ai sẽ nuôi mẹ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

“Ai sẽ nuôi mẹ khi già?”, câu hỏi đó cứ treo lơ lửng trong đầu. Ai cũng nghĩ mình sẽ làm được, nhưng không ngờ đây lại là lần cuối.

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 6 ngày trước
Người xưa nói: Cây đinh lăng trấn giữ của cải, người tuổi này trồng càng thêm giàu có

Những ai thuộc mệnh này trồng đinh lăng sẽ thêm phần sung túc giàu có, tiền vào như nước.

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 6 ngày trước
Cuốc xe cuối cùng – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Chàng sinh viên ấy chẳng ngờ được cuốc xe cuối cùng nhận ngày hôm đó lại giúp cho một người già tìm thấy con gái sau 10 năm thất lạc…

Diệu Nguyễn
Diệu Nguyễn 7 ngày trước
Đại kỵ phong thủy: 2 hướng đặt bàn thờ cực xấu khiến gia chủ hao tài, tán lộc

Người xưa thường xuyên con cháu đặc biệt chú ý đến hướng đặt bàn thờ để tránh hao tài tốn của. 

Đỗ Thu Nga
Đỗ Thu Nga 7 ngày trước
Tiền của cha – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Anh cứ nghĩ tiền của cha toàn đem tiêu cho mấy thứ vô bổ, nhưng mãi sau này mới nhận ra rằng: Kiếm tiền là sống, nhưng tiêu tiền để gieo yêu thương là sống ý nghĩa.

Vì sao người xưa nói 'mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt'?

Vì sao mua đậu phụ chọn rìa, mua của sen chọn đốt? Lời lý giải sẽ có ở bài viết này, hãy cùng tìm hiểu nhé!

Gieo gì gặt nấy – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

Nỗi hận cha và tổn thương trong lòng các cháu quá lớn, đến mức không thể quên được. Cũng như việc “gieo gì gặt nấy” như một tất yếu không thể tránh khỏi của kiếp làm người!

Người xưa dặn: Thấy 3 dấu hiệu này trong gia đình đối phương thì cần xem xét kỹ trước khi kết hôn

Người xưa khuyên, dù yêu đến mấy cũng đừng mù quáng. Hãy xem xét kỹ về gia đình đối phương trước khi quyết định kết hôn.

Đề xuất