Cao quý thực sự không phải nổi trội hơn người mà là chiến thắng chính mình

Người cao quý luôn nỗ lực không ngừng để bản thân ngày càng trở nên ưu tú hơn. Họ không mong hơn người người khác mà chỉ cần vượt qua chính mình trong quá khứ.

Loan Nguyễn
15:45 27/08/2021 Loan Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Có lẽ chúng ta thường nghe nhắc đến cao quý khi diễn tả cuộc sống ưu việt. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ ý nghĩa của từ này. Không phải xuất thân của bạn càng ưu việt thì bạn càng cao quý; cũng không phải là càng giàu có thì càng cao quý; không phải là được người khác phục vụ thì là cao quý.

Sự cao quý của con người không được quyết định bởi số của cải mà chính ở sự tu dưỡng của người đó. Người có tu dưỡng sẽ có phẩm đức và sự lương thiện.

Sống ở đời không nên so sánh bản thân với người khác

Có câu chuyện như sau, Hai người bạn Ất và Giáp gặp nhau, Giáp nói: "Mình thấy sốt ruột quá". Ất hỏi: "Cậu vội cái gì thế?".

Giáp trả lời: "Na Tra 3 tuổi đã đại náo long cung, Khổng Dung 4 tuổi đã biết nhường quả lê ngon cho người khác, Lạc Tân Vương 7 tuổi đã có thể làm thơ, Cam La 12 tuổi đã làm thừa tướng, cậu nói mình có vội hay không?".

Ất lại hỏi: "Hoàng Trung 60 tuổi mới theo Lưu Bị, Khương Tử Nha 80 tuổi mới làm thừa tướng, Xà Thái Quân 100 tuổi mới nắm giữ ấn soái, cậu việc gì mà phải sốt ruột?".

Nhiều người hay đặt bản thân trong sự so sánh với người khác, từ thành tích, kết quả, địa vị, chức danh, quyền thế, tài sản... So đo với người, để rồi nhận ra, hoặc là mình hơn người, hoặc là mình thua kém người.

Khi cảm thấy hơn người, chúng ta sung sướng, đắc ý, thậm chí trở nên kiêu ngạo. Còn cảm thấy mình thua kém, chúng ta không vui, phiền muộn, thậm chí ghen ghét đố kỵ. Dù thế nào, cũng không nên so sánh với người khác bởi sẽ khiến chúng ta mất bình tĩnh. 

So đo với người, so đi so lại một hồi dễ đánh mất chính mình, gây tổn thương hòa khí. Chúng ta luôn tìm cách để nhanh chóng đuổi kịp và vượt qua người khác, cuối cùng tự phá hủy sự yên bình trong tâm hồn.

cao-quy-khong-phai-noi-troi-hon-nguoi-ma-la-chien-thang-minh-1

Thay vì ghen tỵ, hãy làm tốt việc của mình

Có cậu chuyện như này, Hoàn Ôn và Ân Hạo đều nổi tiếng như nhau. Tuy nhiên, Hoàn Ôn vẫn luôn tự hỏi lòng mình, so với Ân Hạo thì anh ta cao thấp ra sao.

Khi có cơ hội gặp Ân Hạo, Hoàn Ôn liền hỏi: "Anh với tôi cùng so thử xem ai mạnh hơn nào?".

Ân Hạo đá quả bóng da qua phía Hoàn Ôn rồi nói: "Tôi cảm thấy tôi vẫn thích chiến thắng bản thân hơn, tôi vẫn thích là chính mình hơn".

Quả thực, con người sinh ra ở đời, chỉ cần tìm thấy thiên phú của chính mình, hiểu rằng mình là duy nhất, cố gắng trở thành chính mình, đây chính là thành công lớn nhất. Chúng ta hãy học hỏi và tu dưỡng chính mình, không cần so sánh với người khác. Điều kỳ lại của cuộc sống, khi không muốn so đo với người thì lại chiến thắng.

Trang Tử nói: "Người đời khen ngợi cũng không vui hơn, người đời chê trách cũng không buồn hơn". Người thực sự thông minh, cho dù cả thế giới khen, họ cũng không vì thế mà phải siêng năng hơn nữa; dù cả thế giới có chê, họ cũng không vì thế mà uể oải.

Trên hành trình phía trước, hãy làm những điều bạn cho là đúng, khiến bạn cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Dù có lúc bạn cảm thấy cô độc, hãy kiên trì tiến bước đến cùng chứ đừng sợ hãi mà dừng lại.

Chỉ khi con người bỏ qua hết sự ganh đua xung quanh để tập trung vào bản thân mình thì mới có thể bước đi trong thế giới phức tạp này, tìm được sở trường của bản thân và phát huy nó tốt đẹp hơn mỗi ngày.

cao-quy-khong-phai-noi-troi-hon-nguoi-ma-la-chien-thang-minh-2

Người chiến thắng chính mình mới thực sự cao quý

Người thực sự cao quý sẽ biết cách tự so sánh với chính mình, để cho bạn ngày hôm nay giỏi hơn bạn của ngày hôm qua, lại để cho bạn năm nay so với năm trước càng xuất sắc hơn…

Tài liệu ghi chép lại, có lần, Khổng Tử gọi Tử Lộ, Tử Cống cùng Nhan Hồi đến, hỏi ba người họ chung một vấn đề, thế nào gọi là bậc trí giả? Thế nào thì gọi là nhân giả?

Tử Lộ nói: "Trí giả sử nhân tri kỷ, nhân giả sử nhân ái kỷ". Nghĩa là, trí giả có thể khiến người khác hiểu mình, nhân giả có thể khiến người khác yêu quý mình. Khổng Tử gật đầu nói: "Trò có thể gọi là kẻ sĩ".

Tử Cống nói: "Trí giả tri nhân, nhân giả ái nhân". Nghĩa là, trí giả có khả năng hiểu được người khác, nhân giả có thể yêu quý người khác. Khổng Tử gật đầu nói: "Trò cũng có thể được gọi là kẻ sĩ".

Nhan Hồi liền trả lời: "Trí giả tự tri, nhân giả tự ái". Ý nghĩa là, trí giả có khả năng tự hiểu chính mình, nhân giả có khả năng tự yêu chính mình. Câu trả lời của Nhan Hồi được Khổng Tử khen ngợi: "Nhan Hồi, trò có thể được gọi là bậc quân tử rồi".

Qua chuyện Khổng Tử dạy học trò, ta có được bài học, trong quá trình tu dưỡng, không nên cứ nhìn chằm chằm vào người khác, không nên lấy lời nói và việc làm của người khác để định nghĩa chính mình, dùng tầm nhìn của người khác để hạn chế chính mình, mà phải nhìn vào thực tế bản thân, từ đó tìm ra con đường đi riêng.

Người cao quý không phải là người hoàn mỹ mà là người được sống trọn vẹn, chấp nhận chính mình, vui với bản thân mình. Khi đạt đến cảnh giới không hâm mộ, không theo một cách mù quáng, không mất phương hướng, cứ đường đường chính chính đi cho tốt con đường của mình, đây mới thực sự là cao quý.

Xem thêm: Câu chuyện 3 x 8 = 23 và bài học về sự nhường nhịn vô cùng sâu sắc Khổng Tử dạy học trò

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận