Bài học cuộc sống từ loài ngỗng giúp ta vượt qua mọi khó khăn ở đời
Nếu chúng ta có được tinh thần của loài ngỗng thì mọi khó khăn trong cuộc sống đều có thể dễ dàng vượt qua. Hãy cùng đọc câu chuyện lý thú dưới đây và suy ngẫm bạn nhé.

Vào mùa Thu, đàn ngỗng bay về phương Nam để tránh Đông theo hình chữ V. Thế nhưng, không phải ai cũng hiểu được lý lẽ khoa học có thể rút ra từ điều đó.
Thực tế, mỗi khi một con ngỗng vỗ đôi cánh của mình, nó tạo ra một lực đẩy cho con ngỗng bay sau nó. Bằng cách bay theo hình chữ V, đàn ngỗng tiết kiệm được 71% sức lực so với khi chúng bay từng con một.
Tương tự như vậy, khi là thành viên của một nhóm, ta cùng chia sẻ những mục tiêu chung, ta sẽ đi đến nơi ta muốn nhanh hơn và dễ dàng hơn, vì ta đang đi dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau.
Nếu một con ngỗng bay lạc khỏi hình chữ V của đàn, nó dần cảm nhận được sự khó khăn của việc bay một mình. Vì thế, nó sẽ nhanh chóng trở lại đàn để bay theo hình chữ V như cũ và được hưởng những ưu thế của sức mạnh bầy đàn.

Con người nếu có khả năng cảm nhận tinh tế như loài ngỗng, chúng ta sẽ chia sẻ thông tin với những người cũng đang cùng một mục tiêu như chúng ta.
Khi đàn ngỗng đang bay, nếu con ngỗng đầu đàn cảm thấy mệt mỏi, nó sẽ chuyển sang vị trí bên cạnh và một con ngỗng khác sẽ dẫn đầu.
Việc chia sẻ vị trí lãnh đạo giúp mang lại lợi ích cho tất cả. Những công việc khó khăn nên được thay phiên nhau đảm nhận.
Tiếng kêu của đàn ngỗng từ đằng sau sẽ động viên những con đi đầu giữ được tốc độ của chúng. Những lời động viên sẽ tạo nên sức mạnh cho những người đang ở đầu con sóng, giúp họ giữ vững tốc độ, thay vì để họ mỗi ngày phải chịu đựng áp lực công việc và sự mệt mỏi triền miên.

Trong trường hợp một con ngỗng bị bệnh hay bị thương rơi xuống, hai con ngỗng khác sẽ rời khỏi bầy để cùng xuống với con ngỗng bị thương và bảo vệ nó. Chúng sẽ ở lại cho đến khi nào con ngỗng bị thương có thể bay lại được hoặc là chết và khi đó chúng sẽ nhập vào một đàn khác và bay về phương Nam.
Nếu con người có tinh thần của loài ngỗng, chúng ta sẽ sát cánh bên nhau mỗi khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Mỗi khi có cơ hội thấy đàn ngỗng bay bạn hãy nhớ, bạn đang hưởng đặc ân khi là thành viên của một nhóm.
Từ cách di chuyển của loài ngỗng trên bầu trời, chúng ta học hỏi là khẳng định một điều muốn đi nhanh đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng đồng đội. Con người không thể sống mà thiếu đi sự gắn kết, hỗ trợ lẫn nhau để đạt mục tiêu chung. Trước mọi khó khăn, thử thách ở đời, tinh thần đoàn kết, tương trợ là vô cùng quan trọng, hãy luôn nhớ kỹ điều này bạn nhé.
Đọc thêm
Nếu chúng ta nhìn được một góc mà lại cho là cả thế giới, coi chút tri thức bản thân là tổng hợp văn hóa nhân loại, thế thì cũng giống như ếch ngồi đáy giếng.
Cuộc sống đôi khi mang đến cho ta những điều tồi tệ khiến ta gục ngã. Nhưng hãy nhớ, tâm thái của bạn mới là điều quyết định hạnh phúc hay khổ đau.
Khi trưởng thành, con người buộc phải tự mình vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống. Hãy cùng đọc câu chuyện dưới đây và suy ngẫm bạn nhé.
Bài mới

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử đã để lại một câu nói tưởng như nhẹ nhàng, nhưng chứa đựng cả một thế giới quan sâu xa và một cái nhìn thấu suốt về nhân tình thế thái: “Đạo của Trời lấy chỗ dư bù chỗ thiếu, đạo của Người lấy chỗ thiếu bù chỗ dư.” Càng đọc, càng ngẫm, càng thấy rõ nỗi buồn của người xưa khi chứng kiến sự chênh lệch giữa quy luật hài hòa của tự nhiên và cách hành xử đầy thiên lệch của con ngư

Lão Tử nói: “Thượng thiện nhược thủy. Thủy thiện lợi vạn vật nhi bất tranh”. Người có lòng thiện cao nhất thì như nước. Nước khéo làm lợi cho muôn loài mà không tranh giành với ai. Một lời dạy giản dị, nhưng ẩn chứa minh triết sâu sắc về cách sống hài hòa với vạn vật, thuận theo tự nhiên, và giữ mình khiêm nhường mà vẫn vững mạnh.

Cổ nhân xưa có câu: “Kẻ trí chọn bạn như chọn cây để trú, người dại chọn bạn như nhặt củi giữa rừng thấy gì cũng ôm vào, rồi có ngày bị đâm ngược trở lại”. Vậy nên, người khôn ngoan không chỉ học cách tiến tới, mà còn biết khi nào nên rút lui. Dưới đây là ba kiểu người mà bậc trí giả xưa nay luôn tìm cách tránh xa, trong khi kẻ dại lại dễ bị cuốn vào, chuốc lấy khổ đau.

Người xưa nói: “Không mắc kẹt trong sự oán giận là đã đạt được một nửa hạnh phúc” không phải một lời sáo rỗng khuyên người ta “buông bỏ cho nhẹ lòng”, mà là một minh triết sâu sắc về bản chất của hạnh phúc: Hạnh phúc không chỉ đến từ những gì ta có, mà còn đến từ những gì ta không để tâm mình bị trói buộc.

Cổ nhân răn dạy: “Người nuôi dưỡng cây, cây giúp người thịnh vượng” không chỉ là lời nhắc về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, mà còn là chân lý về sự bền vững, sự trao đi và nhận lại trong cuộc đời.